SN 46.54 – Kinh Từ: Mettāsahagatasuttaṃ (KTƯ-05. Chương 46. Tương Ưng Giác Chi)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koliya, tại thị trấn của dân
Koliya tên là Haliddavasana.
2. Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y cầm y, bát đi vào
Haliddavasana để khất thực.
3. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Thật
là quá sớm để đi vào Haliddavasana khất thực. Vậy, chúng ta hãy đi đến khu vườn
của các du sĩ ngoại đạo".
4. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến
nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói
lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, họ liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ
ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:
5. - Này chư Hiền, Sa-môn Gotama có thuyết pháp như sau cho các đệ tử:
"Hãy đến, này các Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận năm
triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ,
1)
hãy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy, với phương thứ
hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp
thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại
vô biên, không hận, không sân.
2)
An trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi; cũng vậy, với phương thứ
hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp
thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú, biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô biên, không hận, không
sân.
3)
An trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ; cũng vậy, với phương thứ
hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp
thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú, biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại
vô biên, không hận, không sân.
4)
An trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả; cũng vậy, với phương thứ
hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp
thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú, biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại
vô biên, không hận, không sân".
6. Này chư Hiền, chúng tôi cũng thuyết pháp cho các đệ tử như sau: "Hãy đến,
này chư Hiền, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm
yếu ớt trí tuệ, hãy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy,
với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp
vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên,
không hận, không sân. An trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi; cũng
vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ
tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng
khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô
biên, không hận, không sân. An trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ;
cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương
thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ,
cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại
vô biên, không hận, không sân. An trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với
xả; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với
phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương
xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng
đại vô biên, không hận, không sân".
7. Ở đây, này chư
Hiền, cái gì là đặc thù, cái gì là thù
thắng, cái gì là sai biệt giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, tức là về thuyết
pháp hay về giáo giới?
8. Rồi các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại
đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy, họ ra đi với ý nghĩ:
"Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ
nơi Thế Tôn".
9. Rồi các Tỷ-kheo ấy sau khi đi khất thực ở Haliddavasana, sau buổi ăn,
trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, họ đảnh lễ Thế
Tôn rồi ngồi xuống một bên.
10. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, vào buổi sáng, đắp y cầm y bát đi vào
Haliddavasana để khất thực. Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau:
"Thật là
quá sớm để đi vào Haliddavasana khất thực. Vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các
du sĩ ngoại đạo".
Rồi, bạch Thế
Tôn, chúng con đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến nói lên với những
du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào
đón hỏi thăm thân hữu, họ liền ngồi xuống một bên.
Các du sĩ ngoại
đạo ấy nói với chúng con đang ngồi một bên: "Này chư Hiền, Sa-môn Gotama
có thuyết pháp như sau cho các đệ tử:
‘Hãy đến, này
các Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu
ớt trí tuệ, hãy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy, với
phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy,
cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên
giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận,
không sân.
An trú, biến
mãn một phương với tâm câu hữu với bi; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy,
với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới,
trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú,
biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô biên, không hận, không sân.
An trú, biến
mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy,
với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới,
trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú,
biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại vô biên, không hận, không sân.
An trú, biến
mãn một phương với tâm câu hữu với xả; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy,
với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới,
trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú,
biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân’.
Này chư Hiền, chúng tôi cũng thuyết pháp cho các đệ tử như sau: ‘Hãy đến, này chư
Hiền, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt
trí tuệ, hãy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy, với
phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy,
cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên
giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận,
không sân.
An trú, biến
mãn một phương với tâm câu hữu với bi; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy,
với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới,
trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú,
biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô biên, không hận, không sân.
An trú, biến
mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy,
với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới,
trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú,
biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại vô biên, không hận, không sân.
An trú, biến
mãn một phương với tâm câu hữu với xả; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy,
với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới,
trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú,
biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân’.
Ở đây, này chư Hiền,
cái gì là đặc thù, cái gì là thù thắng, cái gì là sai biệt giữa Sa-môn Gotama
và chúng tôi, tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?"
11. Rồi chúng con, bạch Thế Tôn, không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói các
du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chúng
con ra đi với ý nghĩ: "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ Thế
Tôn".
12. - Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải
nói với các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:
"Nhưng này chư Hiền, từ tâm giải thoát tu tập
như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu
cánh như thế nào?
Và này chư Hiền, bi tâm giải thoát
tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế
nào? Cứu cánh như thế nào?
Và này chư Hiền, hỷ tâm giải thoát
tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế
nào? Cứu cánh như thế nào?
Và này chư Hiền, xả tâm giải thoát
tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế
nào? Cứu cánh như thế nào?" Khi được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các du
sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.
13. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vức của họ.
Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này ở Ma giới, Phạm
thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có
thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai,
hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.
14. Và này các Tỷ-kheo,
từ tâm giải thoát tu tập như
thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu
cánh như thế nào?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
1)
tu tập niệm giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly
tham, liên hệ đến đoạn diệt,
hướng đến từ bỏ;
2)
tu tập trạch pháp giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly,
liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
3)
tu tập tinh tấn giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
4)
tu tập
hỷ giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly
tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
5)
tu tập khinh an giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
6)
tu tập định giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên hệ
đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
7)
tu tập xả giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến
ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê
tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê
tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê
tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê
tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả,
Chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, Chánh niệm tỉnh giác, hay đạt
đến giải thoát
được gọi là thanh tịnh, vị ấy an trú.
Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát là thanh tịnh tối thượng,
Ta tuyên bố như vậy.
Ở đây là trí tuệ đối với Tỷ-kheo không
đạt tới giải thoát cao hơn.
15. Và này các Tỷ-kheo,
bi tâm giải thoát tu tập như
thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu
cánh như thế nào?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
1)
tu tập niệm giác chi câu hữu với bi, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
2)
tu tập trạch pháp giác chi câu
hữu với bi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng
đến từ bỏ;
3)
tu tập tinh tấn giác chi câu hữu với bi, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
4)
tu tập hỷ giác chi câu hữu với bi, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
5)
tu tập khinh an giác chi câu hữu với bi, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
6)
tu tập định giác chi câu hữu với bi, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
7)
tu tập xả giác chi câu hữu với bi, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê
tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê
tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê
tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê
tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và
ghê tởm, ta sẽ trú xả, Chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả,
Chánh niệm tỉnh giác, hay đạt đến giải thoát được gọi là thanh tịnh, vị ấy an
trú.
Này các Tỷ-kheo, bi tâm giải thoát là thanh tịnh tối thượng, Ta tuyên bố như vậy.
Ở đây là trí tuệ đối với Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.
16. Và này các Tỷ-kheo,
tu tập hỷ tâm giải thoát như
thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu
cánh như thế nào?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
1)
tu tập niệm giác chi câu hữu với hỷ, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
2)
tu tập trạch pháp giác chi câu
hữu với hỷ, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng
đến từ bỏ;
3)
tu tập tinh tấn giác chi câu hữu với hỷ, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
4)
tu tập hỷ giác chi câu hữu với hỷ, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
5)
tu tập khinh an giác chi câu hữu với hỷ, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
6)
tu tập định giác chi câu hữu với hỷ, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
7)
tu tập xả giác chi câu hữu với hỷ, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê
tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê
tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê
tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê
tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và
ghê tởm, ta sẽ trú xả, Chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả,
Chánh niệm tỉnh giác, hay đạt đến giải thoát được gọi là thanh tịnh, vị ấy an
trú.
Này các Tỷ-kheo, hỷ tâm giải thoát là thanh tịnh tối thượng, Ta tuyên bố như vậy.
Ở đây là trí tuệ đối với Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.
17. Và này các Tỷ-kheo,
tu tập xả tâm giải thoát như
thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu
cánh như thế nào?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
1)
tu tập niệm giác chi câu hữu với xả, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
2)
tu tập trạch pháp giác chi câu
hữu với xả, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng
đến từ bỏ;
3)
tu tập tinh tấn giác chi câu hữu với xả, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
4)
tu tập hỷ giác chi câu hữu với xả, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
5)
tu tập khinh an giác chi câu hữu với xả, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
6)
tu tập định giác chi câu hữu với xả, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
7)
tu tập xả giác chi câu hữu với xả, liên hệ đến viễn ly, liên
hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê
tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với
tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không
ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê
tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê
tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm.
Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và
ghê tởm, ta sẽ trú xả, Chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả,
Chánh niệm tỉnh giác, hay đạt đến giải thoát được gọi là thanh tịnh, vị ấy an
trú.
Này các Tỷ-kheo, xả tâm giải thoát là thanh tịnh tối thượng, Ta tuyên bố như vậy.
Ở đây là trí tuệ đối với Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.
No comments:
Post a Comment