NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASA

Chánh Pháp (Phật Pháp)

Chánh Pháp mà đức Thế Tôn đã khéo thuyết giảng"thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".

Chánh Pháp ấy là Bốn Thánh Đế và sự tu tập chân chánh là sự thực hành con đường Thánh Đạo Tám Ngành (còn được gọi là: Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo): Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định; y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, y chỉ từ bỏ; là con đường duy nhất đưa đến đoạn tận Tham Sân Si, chấm dứt khổ đau, chấm dứt sanh tử luân hồi, chứng ngộ Niết Bàn.

Chúng ta hãy thường xuyên ôn tập và ghi nhớ lời dạy sau đây của đức Phật để tự nhắc mình luôn tinh tấn tu tập Thánh Đạo Tám Ngành:

  • "Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc".
  • "Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt Bốn Thánh Đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
  • "Này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt"".
  • "Này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ, cần phải liễu tri.
  • Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận.
  • Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ.
  • Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập".

(trích Kinh Tương Ưng Bộ)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Popular Posts

Sunday, August 30, 2015

MN 113 – Kinh Chân Nhân (không khen mình chê người)


Tóm tắt Kinh MN 113 – Kinh Chân Nhân

Phi Chân nhân pháp
(khen mình chê người)
Chân nhân pháp
(không khen mình chê người)
1.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình cao sang. Người ấy suy nghĩ như sau:
"Ta xuất gia từ một gia đình cao sang. Còn các Tỷ-kheo này không xuất gia từ một gia đình cao sang".
Vì người ấy thuộc gia đình cao sang nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì thuộc một gia đình cao sangcác tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người xuất gia, không phải từ một gia đình cao sang, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ (paṭipadām) làm Chánh yếu (antaraṃ), không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình cao sang. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
2.
Vì người ấy thuộc gia đình lớn nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
3.
Vì người ấy thuộc gia đình đại phú nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình đại phú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
4.
Vì người ấy thuộc gia đình quý phái, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu, không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình quý phái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
5.
Vì người ấy tự mình được nhiều người biết đến nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu, không khen mình chê người vì tự mình được nhiều người biết và có danh xưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
6.
Vì người ấy thâu nhận được các vật (cúng dường) như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh như vậy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình được thâu nhận được các vật (cúng dường) như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
7.
Người ấy do được nghe nhiều nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình được nghe nhiều. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
8.
Do tự mình trì luật, người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc trì luật. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp
9.
tự mình là người thuyết pháp, nên người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc thuyết pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
10.
Người ấy vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
11.
Người này do tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình mặc phấn tảo y. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
12.
Người ấy, do tự mình theo hạnh khất thực nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình theo hạnh khất thực. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
13.
Người ấy, do tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
14.
Do tự mình theo hạnh sống tại nghĩa địa nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình sống tại nghĩa địa. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
15.
Do tự mình theo hạnh sống ngoài trời nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình sống ngoài trời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
16.
Do tự mình theo hạnh thường ngồi (không nằm) nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình thường ngồi (không nằm). Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
17.
Do tự mình theo hạnh ngồi tại chỗ mời nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình ngồi tại chỗ mời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
18.
Do tự mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình sống chỉ ăn một lần ngồi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
19.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người chứng được sơ Thiền, các người Tỷ-kheo này không chứng được sơ Thiền".
Người ấy do tự mình chứng được sơ Thiền nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Ðịnh sơ Thiền, tự tánh là vô tham ái, Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định sơ Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
20.
Người ấy do tự mình chứng được Thiền thứ hai nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định nhị Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
21.
Người ấy do tự mình chứng được Thiền thứ ba nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định tam Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
22.
Người ấy vì chứng đắc định Thiền thứ tư ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng đắc định tứ Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
23.
Người ấy, vì chứng được định Không vô biên xứ ấy, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Không vô biên xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
24.
Người ấy vì chứng được định Thức vô biên xứ ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Thức vô biên xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
25.
Người ấy, vì chứng được định Vô sở hữu xứ ấy, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
26.
Người ấy vì chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
27.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người Chân nhân sau khi vượt lên Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không nghĩ mình là bất cứ vật gì, không nghĩ đến bất cứ chỗ nào, không nghĩ đến bất cứ vì sự việc gì.



MN 113 – Kinh Chân Nhân (Sappurisasutta)

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Jetavana, tại tịnh-xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các ông Chân nhân phápphi Chân nhân pháp. Các ông hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
 - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. - Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn-giảng như sau:
3. - Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi Chân nhân pháp?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình cao sang. Người ấy suy nghĩ như sau:
"Ta xuất gia từ một gia đình cao sang. Còn các Tỷ-kheo này không xuất gia từ một gia đình cao sang".
Vì người ấy thuộc gia đình cao sang nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì thuộc một gia đình cao sangcác tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người xuất gia, không phải từ một gia đình cao sang, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ (paṭipadām) làm Chánh yếu (antaraṃ), không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình cao sang. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình lớn. Người ấy suy nghĩ như sau:
"Ta xuất gia từ một gia đình lớn. Còn các Tỷ-kheo này không xuất gia từ một gia đình lớn".
Vì người ấy thuộc gia đình lớn nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì thuộc một gia đình lớn mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người xuất gia, không phải từ một gia đình lớn, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ (paṭipadām) làm Chánh yếu (antaraṃ), không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình đại phú.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta xuất gia từ một gia đình đại phú. Còn các Tỷ-kheo này không xuất gia từ một gia đình đại phú".
Vì người ấy thuộc gia đình đại phú nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì thuộc một gia đình đại phú mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người xuất gia, không phải từ một gia đình đại phú, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ (paṭipadām) làm Chánh yếu (antaraṃ), không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình đại phú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình quý phái.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta xuất gia từ một gia đình quý phái, còn các Tỷ-kheo này không xuất gia từ một gia đình quý phái".
Vì người ấy thuộc gia đình quý phái, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì thuộc về một gia đình quý phái mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người xuất gia không phải từ một gia đình quý phái và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu, không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình quý phái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân được nhiều người biết, có danh xưng.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta được nhiều người biết, có danh xưng, còn các Tỷ-kheo này được ít người biết đến, không được trọng vọng".
Vì người ấy tự mình được nhiều người biết đến nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân Nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì mình được nhiều người biết đến mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người xuất gia không được nhiều người biết, không có danh xưng, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu, không khen mình chê người vì tự mình được nhiều người biết và có danh xưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân được các vật (cúng dường) như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh.
Người ấy suy nghĩ như sau:
"Ta nhận được các vật (cúng dường) như y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh, còn các Tỷ-kheo này không nhận được y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh".
Vì người ấy thâu nhận được như vậy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì tự mình nhận được các vật (cúng dường như) y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bịnh mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người xuất gia không nhận được các vật (cúng dường như) y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp hành, trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình được thâu nhận như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người nghe nhiều.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người nghe nhiều, còn các Tỷ-kheo này không nghe nhiều".
Người ấy do được nghe nhiều nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì nghe nhiều mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu có người không nghe nhiều và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình được nghe nhiều. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là bậc trì luật.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là bậc trì luật, còn các Tỷ-kheo này không là bậc trì luật".
Do tự mình trì luật, người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau:
"Không phải vì tự mình là bậc trì luật mà các tham pháp đi đến đoạn trừ hay các sân pháp đi đến đoạn trừ hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu có người không phải là bậc trì luật, những người này hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc trì luật. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người thuyết pháp.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người thuyết pháp, còn các Tỷ-kheo này không phải là người thuyết pháp".
tự mình là người thuyết pháp, nên người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau:
"Không phải do tự mình là bậc thuyết pháp mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không phải là người thuyết pháp, nhưng hành trì đúng pháp, và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc thuyết pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
12. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người theo hạnh sống ở núi rừng.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người theo hạnh sống ở rừng núi, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống ở rừng núi".
Người ấy vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh sống ở rừng núi, nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
13. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh mặc phấn tảo y.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người theo hạnh mặc phấn tảo y. Còn các Tỷ-kheo này không là người theo hạnh mặc phấn tảo y".
Người này do tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh mặc phấn tảo y, nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".  
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình mặc phấn tảo y. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
14. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người theo hạnh khất thực.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta theo hạnh khất thực, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh khất thực".
Người ấy, do tự mình theo hạnh khất thực nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì tự mình theo hạnh khất thực mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh khất thực, nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình theo hạnh khất thực. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
15. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người phi Chân nhân theo hạnh sống dưới gốc cây.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người theo hạnh sống dưới gốc cây, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống dưới gốc cây".
Người ấy, do tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh sống dưới gốc cây, nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh và hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
16. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh sống tại nghĩa địa.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta theo hạnh sống tại nghĩa địa, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống tại nghĩa địa’’.
Do tự mình theo hạnh sống tại nghĩa địa nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì mình theo hạnh sống tại nghĩa địa mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh sống tại nghĩa địa, nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình sống tại nghĩa địa. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
17. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh sống ngoài trời.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta theo hạnh sống ngoài trời, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống ngoài trời".
Do tự mình theo hạnh sống ngoài trời nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì mình theo hạnh sống ngoài trời mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh sống ngoài trời, nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình sống ngoài trời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
18. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh thường ngồi (không nằm).
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta theo hạnh thường ngồi (không nằm), còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh thường ngồi (không nằm) ".
Do tự mình theo hạnh thường ngồi (không nằm) nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì mình theo hạnh thường ngồi (không nằm) mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh thường ngồi (không nằm), nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình thường ngồi (không nằm). Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
19. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh ngồi tại chỗ mời.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta theo hạnh ngồi tại chỗ mời, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh ngồi tại chỗ mời".
Do tự mình theo hạnh ngồi tại chỗ mời nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì mình theo hạnh ngồi tại chỗ mời mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh ngồi tại chỗ mời, nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình ngồi tại chỗ mời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
20. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi".
Do tự mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Không phải vì mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không theo hạnh chỉ ăn một lần, nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy, sau khi lấy đạo lộ làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình sống chỉ ăn một lần ngồi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
21. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người chứng được sơ Thiền, các người Tỷ-kheo này không chứng được sơ Thiền".
Người ấy do tự mình chứng được sơ Thiền nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Ðịnh sơ Thiền, tự tánh là vô tham ái, Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định sơ Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
22. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân pháp diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người chứng được Thiền thứ hai, các người Tỷ-kheo này không chứng được Thiền thứ hai".
Người ấy do tự mình chứng được Thiền thứ hai nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Ðịnh nhị Thiền, tự tánh là vô tham ái, Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định nhị Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
23. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân pháp ly hỷ trú xả, Chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người chứng được Thiền thứ ba, các người Tỷ-kheo này không chứng được Thiền thứ ba".
Người ấy do tự mình chứng được Thiền thứ ba nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Ðịnh tam Thiền, tự tánh là vô tham ái, Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định tam Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
24. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân pháp xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng đắc định Thiền thứ tư, còn các Tỷ-kheo này không chứng đắc định Thiền thứ tư".
Người ấy vì chứng đắc định Thiền thứ tư ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Ðịnh tứ Thiền, tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng đắc định tứ Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
25. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, người ấy nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng được định Không vô biên xứ, còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Không vô biên xứ".
Người ấy, vì chứng được định Không vô biên xứ ấy, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Ðịnh Không vô biên xứ, tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ như thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Không vô biên xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
26. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân, vượt lên Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng được định Thức vô biên xứ, còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Thức vô biên xứ".
Người ấy vì chứng được định Thức vô biên xứ ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Ðịnh Thức vô biên xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Thức vô biên xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
27. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân vượt lên một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có sở hữu", chứng và trú Vô sở hữu xứ.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng được định Vô sở hữu xứ, còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Vô sở hữu xứ".
Người ấy, vì chứng được định Vô sở hữu xứ ấy, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Ðịnh Vô sở hữu xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
28. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân vượt lên Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ".
Người ấy vì chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau:
"Ðịnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác".
Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm Chánh yếu, không khen mình chê người vì định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
29. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người Chân nhân sau khi vượt lên Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không nghĩ mình là bất cứ vật gì, không nghĩ đến bất cứ chỗ nào, không nghĩ đến bất cứ vì sự việc gì.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

No comments: