NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASA

Chánh Pháp (Phật Pháp)

Chánh Pháp mà đức Thế Tôn đã khéo thuyết giảng"thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".

Chánh Pháp ấy là Bốn Thánh Đế và sự tu tập chân chánh là sự thực hành con đường Thánh Đạo Tám Ngành (còn được gọi là: Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo): Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định; y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, y chỉ từ bỏ; là con đường duy nhất đưa đến đoạn tận Tham Sân Si, chấm dứt khổ đau, chấm dứt sanh tử luân hồi, chứng ngộ Niết Bàn.

Chúng ta hãy thường xuyên ôn tập và ghi nhớ lời dạy sau đây của đức Phật để tự nhắc mình luôn tinh tấn tu tập Thánh Đạo Tám Ngành:

  • "Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc".
  • "Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt Bốn Thánh Đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
  • "Này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt"".
  • "Này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ, cần phải liễu tri.
  • Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận.
  • Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ.
  • Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập".

(trích Kinh Tương Ưng Bộ)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Popular Posts

Saturday, August 15, 2015

SN 25.1 – SN 25.10 Kinh Con Mắt, Sắc, Thức, Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Ái, Giới, Uẩn (Tùy Tín Hành, Tùy Pháp Hành, Dự Lưu)

SN 25.1 – SN 25.10 (KTƯ-03. Chương 25. Tương Ưng Nhập)


SN 25.1 – Kinh Con Mắt: Cakkhusuttaṃ (KTƯ-03. C25. Tương Ưng Nhập)

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    mắtvô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Thân là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.

SN 25.2 – Kinh Sắc: Rūpasuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    các sắcvô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Các tiếng là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Các hương là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Các vị là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Các xúc là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Các pháp là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.

SN 25.3 – Kinh Thức: Viññāṇasuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    nhãn thứcvô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Nhĩ thức là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Tỷ thức là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Thiệt thức là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Thân thức là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Ý thức là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.


SN 25.4 – Kinh Xúc: Samphassasuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    nhãn xúcvô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Nhĩ xúc là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Tỷ xúc là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Thiệt xúc là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Thân xúc là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Ý xúc là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.


SN 25.5 – Kinh Thọ: Vedanāsuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    thọ do nhãn xúc sanhvô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Thọ do nhĩ xúc sanh là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Thọ do tỷ xúc sanh là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Thọ do thiệt xúc sanh là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Thọ do thân xúc sanh là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Thọ do ý xúc sanh là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.


SN 25.6 – Kinh Tưởng: Saññāsuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    sắc tưởngvô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Thanh tưởng là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Hương tưởng là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Vị tưởng là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Xúc tưởng là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Pháp tưởng là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.


SN 25.7 – Kinh Tư: Sañcetanāsuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    sắc tưvô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Thanh tư là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Hương tư là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Vị tư là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Xúc tư là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Pháp tư là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.


SN 25.8 – Kinh Ái: Taṇhāsuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    sắc ái vô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Thanh ái là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Hương ái là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Vị ái là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Xúc ái là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Pháp ái là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.


SN 25.9 – Kinh Giới: Dhātusuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    địa giớivô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Thủy giới là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Hỏa giới là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Phong giới là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Không giới là vô thường, biến hoại, đổi khác.
6)    Thức giới là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.


SN 25.10 – Kinh Uẩn: Khandhasuttaṃ

1. Nhân duyên tại Sāvatthī.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo,
1)    sắc uẩnvô thường, biến hoại, đổi khác.
2)    Thọ uẩn là vô thường, biến hoại, đổi khác.
3)    Tưởng uẩn là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4)    Hành uẩn là vô thường, biến hoại, đổi khác.
5)    Thức uẩn là vô thường, biến hoại, đổi khác.
4. - Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
5. Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
6. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.

No comments: