AN 6.63 - KTC-04. Chương 6 Pháp - Kinh Một Pháp Môn
Quyết Trạch - Nibbedhikasuttaṃ (Kinh Tăng Chi Bộ)
1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các thầy
pháp môn thể nhập, pháp
môn pháp. Hãy nghe
và khéo tác ý, Ta
sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
2. Thế Tôn nói như sau:
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn thể
nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết duyên khởi các
dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục,
cần phải biết các
dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết cảm thọ,
cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cảm thọ sai biệt, cần
phải biết các cảm thọ dị thục, cần phải biết các cảm thọ đoạn diệt, cần phải
biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng, cần phải biết các tưởng duyên khởi, cần phải biết các
tưởng sai biệt, cần phải biết các tưởng dị thục, cần phải biết các tưởng đoạn
diệt, cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc,
cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, cần
phải biết các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, cần phải
biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết nghiệp,
cần phải biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biết các nghiệp sai biệt, cần
phải biết các nghiệp dị thục, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết
con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ,
cần phải biết khổ duyên khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị
thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn
diệt.
3. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết
các dục duyên khởi, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị
thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục
đoạn diệt, đã được nói như vậy. Và do
duyên gì được nói như vậy?
Này các Tỷ-kheo, có năm
dục trưởng dưỡng này:
·
Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả
hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức, khả
lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
·
Các hương do mũi nhận thức, khả lạc, khả ý, khả
hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
·
Các vị do lưỡi nhận thức, khả lạc, khả ý, khả
hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
·
Các xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả ý, khả
hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không
phải dục, chúng được gọi là dục
trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.
Các
tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ ở đời,
Chúng không phải là dục,
Các tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ an trú,
Như vậy ở trên đời,
Ở đây những bậc Trí,
Nhiếp phục được lòng dục.
4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là
các dục duyên khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục sai biệt? Này các Tỷ-kheo, dục trên các sắc
là khác, dục trên các tiếng
là khác, dục trên các hương
là khác, dục trên các vị là
khác, dục trên các xúc là khác. Này các
Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục dị thục? Này các
Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật
ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức, Này các Tỷ-kheo, đây
gọi là các dục dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các
Tỷ-kheo là dục đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo
tám ngành đưa đến các dục đoạn
diệt; tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy,
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các
dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậy, rõ biết các dục sai biệt như
vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ
biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi
ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các dục đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết các
dục duyên khởi, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục,
cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn
diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
5. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết cần phải biết
cảm
thọ, cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cảm
thọ sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục, cần phải biết các cảm thọ đoạn
diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như
vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này: lạc thọ, khổ thọ, phi
khổ phi lạc thọ.
6. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này
các Tỷ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ
đến vật chất; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ
đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các
cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. Này các Tỷ-kheo, đây
gọi là các cảm thọ sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi
một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần
không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các
Tỷ-kheo, là các cảm thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến
các cảm thọ đoạn diệt; tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Và khi nào,
này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử đã biết
các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ
sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ đoạn
diệt như vậy, khi
ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết cần phải
biết cảm thọ, cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cảm thọ
sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục, cần phải biết các cảm thọ đoạn
diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như
vậy, đã nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
7. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng, cần phải biết các
tưởng duyên khởi, cần phải biết các tưởng sai biệt, cần phải biết các tưởng dị
thục, cần phải biết các tưởng đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các
tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng,
thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
8. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt? Này các Tỷ-kheo, các tưởng trong các sắc là khác,
các tưởng trong các thanh là khác, các tưởng trong các hương là khác, các tưởng
trong các vị là khác, các tưởng trong các xúc là khác, các tưởng trong các pháp
là khác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các tưởng là kết
quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào, như thế nào, người
ta nói sự vật ấy như sau, như sau: "Như vậy tôi tưởng". Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các
Tỷ-kheo, là tưởng đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn
diệt; tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng,
Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Khi nào này
các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các tưởng như vậy, rõ biết các tưởng sanh
khởi như vậy, rõ biết các tưởng sai biệt như vậy, rõ biết các tưởng dị thục như
vậy, rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các tưởng
đoạn diệt như vậy, khi
ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các tưởng đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các
tưởng, cần phải biết các tưởng duyên khởi, cần phải biết các tưởng sai biệt,
cần phải biết các tưởng dị thục, cần phải biết các tưởng đoạn diệt, cần phải biết
con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này
đã được nói như vậy.
9. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu
hoặc, cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, cần phải biết các
lậu hoặc sai biệt, cần phải biết các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu
hoặc đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được
nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc này: dục lậu,
hữu lậu, vô minh lậu.
10. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sanh khởi? Vô minh, này các
Tỷ-kheo, là các lậu hoặc sanh khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến địa ngục,
có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu
hoặc đưa đến thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư thiên.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi nào vì vô minh cái gì sanh
khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự
phần không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc đoạn diệt? Vô minh đoạn diệt, này
các Tỷ-kheo, là các lậu đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến
các lậu hoặc đoạn diệt; tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các
lậu hoặc là như vậy, rõ biết các lậu hoặc sanh khởi như vậy, rõ biết các lậu
hoặc sai biệt như vậy, rõ biết các lậu hoặc dị thục như vậy, rõ biết các lậu
hoặc đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt như
vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết
Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu
hoặc, cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, cần phải biết các lậu hoặc sai
biệt, cần phải biết các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt,
cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy.
Chính do duyên này đã được nói như vậy.
11. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết nghiệp,
cần phải biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biết các nghiệp sai biệt, cần
phải biết các nghiệp dị thục, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết
con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt, được nói như vậy. Do duyên gì được nói như
vậy?
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp,
sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.
12. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sanh khởi? Này
các Tỷ-kheo, xúc là
các nghiệp sanh khởi.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa
ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi
ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài người, có nghiệp đưa đến cảm
thọ thế giới chư thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt.
Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng
có ba loại nghiệp dị thục: Ở ngay đời hiện tại, hay ở đời sau, hay ở một đời
sau nữa. Này các Tỷ-kheo, đây là các nghiệp dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các
Tỷ-kheo, là nghiệp đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến các
nghiệp đoạn diệt; tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp,
Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Khi nào, này
các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các nghiệp như vậy, rõ biết các nghiệp sanh
khởi như vậy, rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, rõ biết các nghiệp dị thục
như vậy, rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các
nghiệp đoạn diệt như vậy, khi
ấy, vị ấy rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết nghiệp,
cần phải biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biết các nghiệp sai biệt, cần
phải biết các nghiệp dị thục, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết
con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã
được nói như vậy.
13. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ,
cần phải biết khổ duyên khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị
thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn
diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì được nói như vậy?
Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ,
chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
14. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sanh khởi? Ái, này các Tỷ-kheo, là
khổ sanh khởi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sai biệt? Này các
Tỷ-kheo có khổ lớn, có khổ nhỏ, có khổ chậm biến, có khổ mau biến. Này các
Tỷ-kheo, đây là khổ sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ dị thục? Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người
bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc
lóc, đi đến bất tỉnh; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía
bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú để đoạn diệt khổ này.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lại
kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi
là khổ dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?
Ái đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là khổ đoạn diệt.
Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạn diệt; tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh đệ tử rõ biết khổ
như vậy, rõ biết khổ sanh khởi như vậy, rõ biết khổ sai biệt như vậy, rõ biết
khổ dị thục như vậy, rõ biết khổ đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến
khổ đoạn diệt như vậy, khi
ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần
phải biết khổ duyên khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị
thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn
diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
15. Này các Tỷ-kheo, đây là thể nhập
pháp môn, pháp pháp môn.
No comments:
Post a Comment