|
Jetavana - Kỳ Viên Tịnh Xá, Savatthi - ảnh chụp tháng 5/2013, bởi Thiện Trí - |
ĐẠI
KINH BỐN MƯƠI (Mahacattarisakasuttam) – Kinh Trung Bộ số 117
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ),
Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đấy Thế Tôn
gọi các Tỷ-kheo:
– "Này các Tỷ-kheo".
– "Bạch Thế Tôn".
– "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng
cho các Ông về Thánh Chánh Định cùng với các cận duyên
và các tư trợ. Hãy lắng tai nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng".
– "Thưa vâng, bạch Thế
Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh Chánh Định với các cận duyên và
các tư trợ ?
– Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp,
chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các
Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh Chánh Định cùng với các cận duyên và các tư trợ.
v Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng
đầu.
-
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là chánh kiến đi hàng đầu? – Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là
chánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy.
-
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến? – Không
có bố thí, không có cúng dường, không có tế tự, không có quả báo các
nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có
cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh
hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên.
Như vậy, này các Tỷ-kheo là tà kiến.
-
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? – Chánh kiến này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các
Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu,
thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y
(upadhivepakka); có loại chánh kiến thuộc
bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).
-
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến
hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? – Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các
nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở
đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng
trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo
là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
-
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến
thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? – Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ,
tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập
Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm.
Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo
chi.
à Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến,
thành tựu chánh kiến, như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy.
à Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến,
chánh niệm đạt được
và an
trú chánh kiến, như vậy là chánh niệm của vị ấy.
à Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy
vòng theo chánh kiến, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.
v Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng
đầu.
-
Và
này các Tỷ-kheo, như
thế nào chánh kiến đi hàng đầu? –
Tuệ tri tà tư duy là tà tư duy, tuệ tri chánh tư duy là chánh tư duy,
như vậy là chánh kiến của các vị ấy.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là tà tư duy? – Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy, này các Tỷ-kheo, như vậy là
tà tư duy.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là chánh tư duy? – Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh tư duy hữu
lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh tư duy thuộc
bậc Thánh vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là chánh tư duy hữu lậu, thuộc phước
báo, đưa đến quả sanh y? – Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất
hại tư duy, như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh tư duy, hữu lậu, thuộc
phước báo, đưa đến quả sanh y.
-
Và
này các Tỷ-kheo,
thế nào là chánh tư duy thuộc bậc Thánh,
vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi?
– Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo,
thuộc suy tư, tầm cầu, tư duy, một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm
của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có
Thánh tâm; chánh tư duy như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu
thế, thuộc đạo chi.
à Ai tinh tấn đoạn trừ tà tư duy, thành tựu chánh tư duy, như vậy
là chánh tinh tấn của vị ấy.
à Ai chánh niệm đoạn
trừ tà tư duy, chánh niệm đạt được và an trú chánh tư duy, như vậy là chánh niệm của vị ấy.
à Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh tư duy,
tức là chánh kiến,
chánh tinh tấn, chánh niệm.
v Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng
đầu.
-
Và
như thế nào, này
các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu? –
Tuệ tri tà ngữ là tà ngữ, tuệ tri chánh ngữ là chánh ngữ; như vậy là
chánh kiến của vị ấy.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là tà ngữ? – Vọng ngữ, nói hai lưỡi, ác khẩu,
nói lời phù phiếm, như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà ngữ.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là chánh ngữ? – Chánh ngữ, này
các Tỷ-kheo, Ta nói có
hai loại: có loại chánh ngữ hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có
loại chánh ngữ thuộc
bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
-
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả
sanh y? – Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói
hai lưỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ; như vậy, này các Tỷ-kheo,
là chánh ngữ, hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
-
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc
đạo chi? – Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ
bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly bốn ngữ ác hành, đối với một vị tu tập Thánh đạo,
thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các
Tỷ-kheo là chánh ngữ, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
à Ai tinh tấn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ; như vậy là chánh tinh tấn của
vị ấy.
à Ai chánh niệm đoạn
trừ tà ngữ, chánh niệm đạt được và an trú chánh ngữ; như vậy là chánh niệm của vị
ấy.
à Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh ngữ, tức
là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.
v Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng
đầu.
-
Và
như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? – Biết được tà nghiệp là tà nghiệp, biết
được chánh nghiệp là chánh nghiệp; như vậy là chánh kiến của vị ấy.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là tà nghiệp? – Sát sanh, lấy của
không cho, tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà nghiệp.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là chánh nghiệp? – Chánh nghiệp,
này các Tỷ-kheo, Ta nói có
hai loại: Có loại chánh nghiệp,
này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh
nghiệp, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là chánh nghiệp thuộc hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? – Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các
dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp, thuộc hữu lậu, thuộc
phước báo, đưa đến quả sanh y.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là chánh nghiệp, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi?
– Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc
về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành đối với một vị tu tập
Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy,
này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo
chi.
à Ai tinh tấn đoạn
trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp => như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy.
à Ai chánh niệm đoạn
trừ tà nghiệp, chánh niệm đạt được và an trú chánh nghiệp => như vậy là
chánh niệm của vị ấy.
àNhư vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh nghiệp,
tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.
vỞ đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng
đầu.
-
Và
như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? – Tuệ tri được tà mạng là tà mạng, tuệ
tri được chánh mạng là chánh mạng; như vậy là chánh kiến của vị ấy.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là tà mạng? – Lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng,
gian trá, lấy lợi cầu lợi; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà mạng.
-
Và thế nào, này các Tỷ-kheo,
là chánh mạng? – Chánh mạng,
này các Tỷ-kheo, Ta nói có
hai loại: có loại chánh mạng, này
các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có chánh mạng, này
các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
-
Và thế nào, này các Tỷ-kheo
là chánh mạng, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? – Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với
chánh mạng, như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng, hữu lậu, thuộc phước
báo, đưa đến quả sanh y.
-
Và
này các Tỷ-kheo, thế
nào là chánh mạng, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? – Cái
gì, này các Tỷ-kheo thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng đối với
một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền
Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng, thuộc bậc Thánh, vô lậu,
siêu thế, thuộc đạo chi.
-
Ai
tinh tấn đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; như vậy là
chánh tinh tấn của vị ấy.
-
Ai
chánh niệm đoạn trừ tà mạng, chánh niệm đạt được và an trú chánh
mạng, như vậy là chánh niệm của vị ấy.
- Như
vậy là ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh mạng, tức là chánh kiến, chánh
tinh tấn, chánh niệm.
v Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng
đầu. Và
thế nào, này Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu?
-
Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo,
do chánh kiến, được khởi lên.
-
Chánh ngữ do chánh tư
duy được khởi lên.
-
Chánh nghiệp do chánh
ngữ được khởi lên.
-
Chánh mạng do chánh
nghiệp được khởi lên.
-
Chánh tinh tấn do chánh
mạng được khởi lên.
-
Chánh niệm do chánh
tinh tấn được khởi lên.
-
Chánh định do chánh niệm
được khởi lên.
-
Chánh trí do chánh định
được khởi lên.
-
Chánh giải thoát do
chánh trí được khởi lên.
àNhư vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám
chi phần và đạo lộ của vị A-la-hán, gồm có mười chi phần.
v Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng
đầu. Và
như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu?
-
Tà kiến này các Tỷ-kheo, do chánh
kiến làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà kiến duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu
diệt trong vị có chánh kiến. Và những thiện pháp được chánh kiến
duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
-
Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh tư duy làm
cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp, được tà tư duy duyên
khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh tư duy. Và những thiện pháp
được chánh tư duy duyên khởi, các pháp ấy được phát triển trở thành viên mãn.
-
Tà ngữ, này các
Tỷ-kheo, do chánh ngữ làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp được tà ngữ duyên khởi,
các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh ngữ. Và những thiện pháp được
chánh ngữ duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
-
Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, do chánh nghiệp làm
cho tiêu diệt, và những ác bất thiện pháp được tà nghiệp duyên
khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh nghiệp. Và những thiện pháp
được chánh nghiệp duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
-
Tà mạng, này các Tỷ-kheo, do chánh mạng làm
cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà mạng duyên khởi,
các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh mạng. Và những thiện pháp được
chánh mạng duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
-
Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, do chánh tinh tấn
làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà tinh tấn
duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn. Và những
thiện pháp sai biệt được khởi lên do duyên chánh tinh tấn, các pháp ấy được tu
tập và trở thành viên mãn.
-
Tà niệm, này các Tỷ-kheo, do chánh niệm làm
cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà niệm duyên khởi,
các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh niệm. Và những thiện pháp được
chánh niệm duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
-
Tà định, này các Tỷ-kheo do chánh định làm
cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi,
các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được
chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
-
Tà trí, này các
Tỷ-kheo, do chánh trí làm cho tiêu diệt.
Và những ác bất thiện pháp được tà trí duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt
trong người có chánh trí. Và những thiện pháp được chánh trí duyên khởi, các
pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.
-
Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, do chánh giải thoát
làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà giải thoát
duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh giải thoát. Và các thiện
pháp sai biệt được chánh giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và
trở thành viên mãn.
Như
vậy, này các Tỷ-kheo, có hai mươi thiện phần, hai mươi bất thiện phần. Đại
pháp môn Bốn mươi đã được chuyển vận không bị chận đứng lại bởi một Sa-môn,
Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời.
Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này
các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ
báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết tùy thuyết
hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy:
-
Nếu
Tôn giả chỉ trích chánh kiến, thời các Sa-môn có tà kiến, các Tôn giả ấy là những
vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán.
-
Nếu
Tôn giả chỉ trích chánh tư duy, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà tư duy, các
Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được
tán thán.
-
Nếu
Tôn giả chỉ trích chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh mạng... chánh tinh tấn...
chánh niệm... chánh định... chánh trí...
-
Nếu
Tôn giả chỉ trích chánh giải thoát, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà giải
thoát, các Tôn giả ấy là những vị đáng cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị
đáng được tán thán.
Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này
các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ
báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích
người ấy.
Này các Tỷ-kheo, cho đến các dân
chúng ở Ukkala và dân chúng Vassa, dân chúng Bhanna theo vô nhân luận, theo vô
tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng không nghĩ rằng đại pháp môn Bốn
mươi đáng chỉ trích, đáng bị phỉ báng. Vì sao vậy? Vì sợ quở trách, phẫn nộ,
công kích.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
No comments:
Post a Comment