Kinh Nghèo Khổ – Tăng Chi Bộ tập 3
1.-Sự nghèo khổ,
này các Tỷ-kheo, có phải là
một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời ?
-
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Khi
một người nghèo khổ không có sở hữu, sống túng thiếu, phải mắc nợ. Mắc nợ
ấy, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời ?
-
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Khi
một người nghèo khổ không có sở hữu, sống túng thiếu phải, sau khi mắc nợ, phải
chấp nhận tiền lời. Tiền lời, này
các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời ?
-
Thưa vâng, bạch Thế Tôn !
- Khi
một người nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu, phải chấp nhận tiền lời,
và khi thời hạn đến, không trả được tiền lời, người ta hối thúc, đốc thúc người
ấy. Sự hối
thúc, đốc thúc, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho
người có tham dục ở đời ?
-
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Khi
một người nghèo khổ, này các Tỷ-kheo, không có sở hữu, sống túng thiếu, bị hối
thúc, không trả được, người ta theo sát gót truy tìm người ấy. Bị theo sát gót,
bị truy tìm, này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở
đời ?
-
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Khi
một người nghèo khổ, này các Tỷ-kheo, không có sở hữu, sống túng thiếu, bị theo
sát gót, bị truy tìm, không trả nợ được, người ta bắt trói người ấy. Sự bắt trói,
này các Tỷ-kheo, có phải là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời ?
-
Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Này
các Tỷ-kheo, như vậy:
· Nghèo khổ là một sự đau khổ cho người có
tham dục ở đời;
· Mắc nợ cũng
là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời;
· Tiền lời cũng
là sự đau khổ cho người có tham dục ở đời;
· Bị hối thúc, đốc
thúc cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời;
· Bị theo sát gót, bị
truy tìm cũng là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời;
· Bị bắt trói cũng
là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời.
Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo :
- Ai không có
lòng tin trong các
thiện pháp, không có lòng
hổ thẹn trong các thiện pháp,
không có lòng sợ hãi
trong các thiện pháp, không có tinh tấn trong các thiện pháp, không có trí tuệ trong các thiện pháp; người này,
này các Tỷ-kheo, được gọi là người
nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu trong Luật của bậc Thánh.
- Nay
chính người ấy, này các Tỷ-kheo, nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu,
không có lòng tin trong thiện pháp, không có lòng hổ thẹn trong các thiện pháp,
không có lòng sợ hãi trong các thiện pháp, không có tinh tấn trong các thiện
pháp, không có trí tuệ trong các thiện pháp, làm ác hạnh về thân, làm ác hạnh về lời, làm ác
hạnh về ý nghĩ. Ta
gọi người ấy là người mắc nợ.
- Người
ấy do nhân che giấu
thân ác hạnh, khởi lên ác dục, muốn rằng: "Mong rằng không ai
biết ta làm", suy nghĩ rằng: "Mong rằng không ai biết ta làm",
nói rằng: "Mong rằng không ai biết ta làm", cố gắng với tác động về
thân, nghĩ rằng: "Mong rằng không ai biết ta làm". Người ấy, do nhân
che giấu ác hạnh
về lời... ác hạnh về ý, khởi lên ác dục, muốn rằng "Mong rằng
không ai biết ta làm", suy nghĩ rằng: "Mong rằng không ai biết ta
làm", nói rằng: ''Mong rằng không ai biết ta làm'', cố gắng với tác động
về thân, nghĩ rằng: "Mong rằng không ai biết ta làm". Đây Ta gọi rằng: "Tiền lời gia
tăng".
- Và các đồng Phạm hạnh
thuần thành nói về người ấy như sau: "Tôn giả này có làm như vậy,
có sở hành như vậy". Đây
Ta nói rằng, người ấy bị hối thúc, đốc thúc.
- Rồi người
ấy đi đến rừng
hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, các ác bất thiện tầm, câu hữu với
hối lỗi hiện hành. Đây
Ta gọi là bị theo sát gót, bị truy tìm.
- Nay
chính người ấy, này các Tỷ-kheo, nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu, sau khi làm ác hạnh về thân, sau
khi làm ác hạnh về lời, sau khi làm ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, bị trói buộc
trong trói buộc của Địa ngục, bị trói buộc trong trói buộc của loài bàng sanh.
Và này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một trói buộc nào
khác lại khắc nghiệt như vậy, lại ác liệt như vậy, lại làm chướng ngại như vậy
cho sự chứng đắc vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, này các Tỷ-kheo, giống như sự
trói buộc Địa ngục hay sự trói buộc các loài bàng sanh.
Nghèo khổ và mắc
nợ,
Được gọi khổ ở đời
!
Kẻ bần cùng mắc
nợ,
Thọ dụng, bị tổn
hại,
Rồi bị người
truy lùng,
Cho đến bị trói
buộc.
Trói buộc vậy là
khổ,
Cho người cầu được
dục.
Như vậy trong Luật
Thánh,
Ai sống không
lòng tin,
Không xấu hổ, sợ
hãi,
Quyết định chọn
ác nghiệp.
Sau khi làm ác hạnh,
Về thân, lời và
ý.
Lại mong muốn được
rằng :
"Chớ ai biết
ta làm".
Người ấy khéo
che giấu,
Với thân, lời và
ý,
Làm tăng trưởng
ác nghiệp,
Tại đây, đó, làm
nữa.
Người ác tuệ, ác
nghiệp,
Biết việc ác
mình làm,
Như kẻ nghèo mắc
nợ,
Thọ dụng, bị tổn
hại.
Những
tư tưởng khổ đau
Sanh
ra từ hối hận
Vẫn
truy tìm người ấy,
Ở làng hoặc ở rừng.
Người ác nghiệp,
ác tuệ,
Biết việc ác
mình làm,
Hoặc rơi vào
bàng sanh,
Hoặc bị trói Địa
ngục.
Trói buộc này là
khổ.
- Ai tâm tịnh bố thí,
Với vật dụng
đúng pháp,
Gieo cầu may hai
đường,
Tín tại gia tìm
cầu,
Hiện tại được hạnh
phúc,
Đời sau được an
lạc.
Như vậy tại gia
thí,
Tăng trưởng các
công đức.
Như vậy trong Luật
Thánh
Tín tâm được an
trú.
Có xấu hổ, sợ
hãi,
Có trí, bảo hộ
giới,
Bậc ấy, trong Luật
Thánh,
Được gọi :
"Sống an lạc".
Được lạc không vật
chất,
An trú trên tánh
xả.
Từ bỏ năm triền
cái,
Thường siêng
năng, tinh cần,
Chứng Thiền định,
nhứt tâm,
Thận trọng, giữ
chánh niệm.
Biết như thật là
vậy,
Đoạn diệt mọi kiết
sử,
Hoàn toàn không
chấp thủ,
Chơn chánh, tâm
giải thoát,
Với chánh giải
thoát ấy,
Nếu trí như vậy
khởi :
"Bất
động ta giải thoát,
Đoạn
diệt hữu kiết sử".
Trí này, trí tối
thượng,
Lạc này, lạc vô
thượng,
Không sầu, không
trần cấu,
Được an ổn, (giải
thoát),
Trạng thái không
nợ này,
Được xem là tối
thượng.
No comments:
Post a Comment