NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASA

Chánh Pháp (Phật Pháp)

Chánh Pháp mà đức Thế Tôn đã khéo thuyết giảng"thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".

Chánh Pháp ấy là Bốn Thánh Đế và sự tu tập chân chánh là sự thực hành con đường Thánh Đạo Tám Ngành (còn được gọi là: Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo): Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định; y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, y chỉ từ bỏ; là con đường duy nhất đưa đến đoạn tận Tham Sân Si, chấm dứt khổ đau, chấm dứt sanh tử luân hồi, chứng ngộ Niết Bàn.

Chúng ta hãy thường xuyên ôn tập và ghi nhớ lời dạy sau đây của đức Phật để tự nhắc mình luôn tinh tấn tu tập Thánh Đạo Tám Ngành:

  • "Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc".
  • "Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt Bốn Thánh Đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
  • "Này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt"".
  • "Này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ, cần phải liễu tri.
  • Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận.
  • Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ.
  • Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập".

(trích Kinh Tương Ưng Bộ)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Popular Posts

Friday, September 12, 2014

Kinh Thế Nào Là Giới

(Sn II, 9) Kinh Thế Nào Là Giới: Kiṃsīlasuttaṃ (trích Kinh Tiểu Bộ - Kinh Tập)

324. Thế nào là giới đức?
Thế nào là chánh hạnh?

Cần phải làm tăng trưởng,
Thân, khẩu, ý, nghiệp nào?
Ðể người chánh nhập cuộc,
Ðạt được đích tối thượng?

325. Kính lễ bậc trưởng thượng,
Không ganh tị một ai,
Cần phải biết thời gian,
Ðể yết kiến Ðạo sư,
Biết được đúng thời khắc,
Thuyết Pháp bắt đầu giảng,
Hãy cẩn thận lắng nghe,
Lời giảng được khéo nói.

326. Hãy đi đến đúng thời,
Trước mặt vị Ðạo Sư,
Từ bỏ tánh cứng đầu,
Với thái độ khiêm tốn,

Hãy nhớ nghĩ, ức niệm,
Hãy chơn chánh hành trì,
Mục đích và Chánh Pháp,
Chế ngự và Phạm-hạnh.

327. Vui thích trong Chánh Pháp,
Hoan hỷ trong Chánh Pháp,
An trú trên Chánh Pháp,
Biết phân tích Chánh Pháp,
Sở hành không làm gì,
Có lời uế nhiễm Pháp,
Chịu hướng dẫn, lãnh đạo,
Lời trung thực khéo nói.

328. Bỏ cười đùa, lắm miệng,
Khóc than và sân hận,
Làm những điều man trá,
Lừa đảo, tham, kiêu mạn,
Bồng bột và bạo ngôn,
Cứng rắn và đam mê,
Sống từ bỏ tất cả,
Ly say đắm, kiên trì.

329. Thức tri được cốt lõi,
Những lời được khéo nói,
Ðươc nghe, khéo thức tri,
Cốt lõi của Thiền-định,
Với con người hấp tấp,
Lại phóng dật, buông lung,
Trí tuệ, đều được nghe,
Không có thể tăng trưởng.

330. Ai vui thích Chánh Pháp,
Do bậc Thánh tuyên thuyết,
Họ trở thành vô thượng,
Về lời, ý và nghiệp,

    Họ an tịnh, nhu hòa,
An trú trên Thiền-định,
Chứng đạt được cốt lõi,
Pháp được nghe, trí tuệ.

No comments: