8. Thế nào là Nhiệt Tâm, Chánh Niệm và Tỉnh
Giác?
8.1 [Nhiệt tâm] Có nhiệt
tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng
[Nhiệt tâm] Có nhiệt
tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng
AN
4.11 – Kinh Hành: Carasuttaṃ (KTC-04. Chương Bốn Pháp)
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi
đang đi khởi
lên
1)
dục tầm,
2)
hay sân tầm,
3) hay
hại tầm,
nếu Tỷ-kheo
1)
chấp nhận,
2)
không có từ bỏ,
3)
không có tẩy sạch,
4)
không có chấm dứt,
5) không
có đi đến không hiện hữu;
này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được
gọi là người
1)
không có nhiệt tình,
2)
không có xấu hổ,
3) liên
tục thường hằng biếng
nhác, tinh tấn hạ liệt.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi
đang đứng khởi lên dục
tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có
tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu
Tỷ-kheo đang đứng có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng
nhác, tinh tấn hạ liệt.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi
đang ngồi khởi lên dục
tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có
tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu
Tỷ-kheo đang ngồi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình,
không có xấu hổ, liên tục thường
hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi
đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ
bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là
người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.
2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi
đang đi khởi lên
1)
dục tầm,
2)
hay sân tầm,
3) hay
hại tầm,
nếu Tỷ-kheo
1)
không chấp nhận,
2)
từ bỏ,
3)
tẩy sạch,
4)
chấm dứt,
5) đi
đến không hiện hữu;
này các Tỷ-kheo, nếu
Tỷ-kheo đang đi có sở hành như
vậy, vị ấy được gọi là người
1)
có nhiệt tình,
2)
có xấu hổ,
3) liên tục thường hằng tinh cần, tinh
tấn, siêng năng.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi
đang đứng khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo
không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt,
đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đứng có sở hành như vậy,
vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục
thường hằng tinh cần, tinh tấn,
siêng năng.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi
đang ngồi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ
bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo
đang ngồi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình,
có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần,
tinh tấn, siêng năng.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi
đang nằm, thức khởi
lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy
sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang nằm,
thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình,
có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần,
tinh tấn, siêng năng.
Nếu khi đi, khi
đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Khởi lên ác tầm tư,
Liên hệ đến gia đình,
Thực hành theo ác đạo,
Mờ ám bởi si mê,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Không chứng Vô thượng giác.
Ai khi đi, khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Ðiều phục được tâm tư,
Yêu thích tầm chỉ tịnh,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Chứng được Vô thượng giác.
8.2 [Chánh niệm, Tỉnh
giác]
(47. 1. 2) Kinh Chánh niệm: Satisuttaṃ (1180 -
Kinh Tương Ưng)
1. Một thời Thế Tôn ở Vesālī, tại rừng Ambapāli.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -
"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú Chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời
giáo giới của Ta cho các ông.
4. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo Chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán pháp trên các pháp, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
5. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác;
khi nhìn tới, khi nhìn lui đều tỉnh giác; khi co cánh tay, duỗi cánh tay đều tỉnh
giác; khi đắp y Tăng-già-lê, khi mang y bát đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm
đều tỉnh giác; khi đi tiểu tiện, đại tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, ngủ,
thức, nói, im lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh
giác.
6. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy Chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo
giới của Ta cho các ông.
(47. 4. 5) Kinh Niệm: Satisuttaṃ (1213 - Kinh
Tương Ưng)
1. Tại Sāvatthī.
2. - Này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú Chánh niệm, tỉnh
giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các ông.
3. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo Chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán pháp trên các pháp, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo Chánh niệm.
4. Và này các
Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo tỉnh
giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ ràng các cảm
thọ khởi lên, biết rõ ràng các cảm thọ an trú, biết rõ ràng các cảm
thọ đi đến tiêu mất; biết rõ ràng các tưởng
khởi lên, biết rõ ràng các tưởng an trú, biết rõ ràng các tưởng
đi đến tiêu mất. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh
giác.
6. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú Chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời
giáo giới của Ta cho các ông.
-
biết rõ ràng các tầm khởi lên,
-
biết rõ ràng các tầm an trú,
No comments:
Post a Comment