NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASA

Chánh Pháp (Phật Pháp)

Chánh Pháp mà đức Thế Tôn đã khéo thuyết giảng"thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".

Chánh Pháp ấy là Bốn Thánh Đế và sự tu tập chân chánh là sự thực hành con đường Thánh Đạo Tám Ngành (còn được gọi là: Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo): Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định; y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, y chỉ từ bỏ; là con đường duy nhất đưa đến đoạn tận Tham Sân Si, chấm dứt khổ đau, chấm dứt sanh tử luân hồi, chứng ngộ Niết Bàn.

Chúng ta hãy thường xuyên ôn tập và ghi nhớ lời dạy sau đây của đức Phật để tự nhắc mình luôn tinh tấn tu tập Thánh Đạo Tám Ngành:

  • "Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc".
  • "Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt Bốn Thánh Đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
  • "Này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt"".
  • "Này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ, cần phải liễu tri.
  • Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận.
  • Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ.
  • Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập".

(trích Kinh Tương Ưng Bộ)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Popular Posts

Thursday, October 9, 2014

Kinh Ðịa Ngục, Thiên Giới [Người ấy có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác; Người ấy có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm; Người ấy có tà kiến, có tưởng điên đảo]

Trích kinh Ðịa Ngục, Thiên Giới

Người ấy có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình".
Người ấy có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại".
Người ấy có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: "Không có bố thí, không có cúng thí, không có thiện thí, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau".

------------

(10. 5. 1. 1) Ðịa Ngục, Thiên Giới (1): Paṭhamanirayasaggasuttaṃ (643) - KTC

1. - Thành tựu mười pháp, tương xứng như vậy, như vậy bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả loài hữu tình và sinh vật. Người ấy lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục, tà hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới).
Người ấy nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì ông biết"; dầu không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này. Nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi Luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích.
Người ấy có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình".
Người ấy có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại".
Người ấy có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: "Không có bố thí, không có cúng thí, không có thiện thí, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau".
Thành tựu mười pháp này, người ấy như vậy tương xứng rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng, được sanh lên cõi Trời. Thế nào là mười?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm; biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và các loài hữu tình và sinh vật; đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với các hạng nữ nhân, có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới).
Người ấy đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này ông kia, hãy nói những gì ông biết". Nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết". Nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi đến nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói thô ác, từ bỏ lời nói thô ác. Những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói đúng Pháp, nói đúng Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có lợi ích.
Ở đây có người không tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: "Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình". Lại có người không có sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân". Có Chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: "Có bố thí, có cúng thí, có tế tự, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau".
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(10. 5. 1. 2) Ðịa Ngục Và Thiên Giới (2): Dutiyanirayasaggasuttaṃ (644)
(Giống như kinh trước)


(10. 5. 1. 3) Nữ Nhân: Mātugāmasuttaṃ (645)
1. - Này các Tỷ-kheo, thành tựu mười pháp, nữ nhân như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
2. Sát sanh...; lấy của không cho...; tà hạnh trong các dục...; nói láo...; nói hai lưỡi...; nói lời thô ác...; nói lời phù phiếm...; tham ái...; sân tâm...; tà kiến... (như bài 10. 5. 1. 1)
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là mười?
4. Ðoạn tận sát sanh...; đoạn tận lấy của không cho...; đoạn tận tà hạnh trong các dục...; đoạn tận nói láo...; đoạn tận nói hai lưỡi...; đoạn tận nói lời thô ác...; đoạn tận nói lời phù phiếm...; đoạn tận tham ái...; đoạn tận sân tâm...; có Chánh kiến... (như bài 10. 5. 1. 1)
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(10. 5. 1. 4) Nữ Cư-sĩ: Upāsikāsuttaṃ (646)
1. - Này các Tỷ-kheo, thành tựu mười pháp, nữ cư-sĩ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
2. Sát sanh...; lấy của không cho...; tà hạnh trong các dục...; nói láo...; nói hai lưỡi...; nói lời thô ác...; nói lời phù phiếm...; tham ái...; sân tâm...; tà kiến...
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ cư-sĩ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ cư-sĩ như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là mười?
4. Ðoạn tận sát sanh...; đoạn tận lấy của không cho...; đoạn tận tà hạnh trong các dục...; đoạn tận nói láo...; đoạn tận nói hai lưỡi...; đoạn tận nói lời thô ác...; đoạn tận nói lời phù phiếm...; đoạn tận tham ái...; đoạn tận sân tâm...; có Chánh kiến...
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ cư-sĩ như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(10. 5. 1. 5) Sợ Hãi Và Vô Úy: Visāradasuttaṃ (647)
1. - Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, người nữ cư-sĩ sống ở gia đình không có vô úy. Thế nào là mười?
2. Sát sanh...; lấy của không cho...; tà hạnh trong các dục...; nói láo...; nói hai lưỡi...; nói lời thô ác...; nói lời phù phiếm...; tham ái...; sân tâm...; tà kiến...
Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, người nữ cư-sĩ sống ở gia đình không có vô úy.
3. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người nữ cư-sĩ sống ở gia đình, không có sợ hãi.
4. Ðoạn tận sát sanh...; đoạn tận lấy của không cho...; đoạn tận tà hạnh trong các dục...; đoạn tận nói láo...; đoạn tận nói hai lưỡi...; đoạn tận nói lời thô ác...; đoạn tận nói lời phù phiếm...; đoạn tận tham ái...; đoạn tận sân tâm...; có Chánh kiến...

Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người nữ cư-sĩ sống ở gia đình không có sợ hãi.

No comments: