NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASA

Chánh Pháp (Phật Pháp)

Chánh Pháp mà đức Thế Tôn đã khéo thuyết giảng"thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".

Chánh Pháp ấy là Bốn Thánh Đế và sự tu tập chân chánh là sự thực hành con đường Thánh Đạo Tám Ngành (còn được gọi là: Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo): Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định; y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, y chỉ từ bỏ; là con đường duy nhất đưa đến đoạn tận Tham Sân Si, chấm dứt khổ đau, chấm dứt sanh tử luân hồi, chứng ngộ Niết Bàn.

Chúng ta hãy thường xuyên ôn tập và ghi nhớ lời dạy sau đây của đức Phật để tự nhắc mình luôn tinh tấn tu tập Thánh Đạo Tám Ngành:

  • "Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc".
  • "Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt Bốn Thánh Đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
  • "Này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt"".
  • "Này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ, cần phải liễu tri.
  • Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận.
  • Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ.
  • Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập".

(trích Kinh Tương Ưng Bộ)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Popular Posts

Saturday, September 19, 2015

MN 151 – Kinh Khất Thực Thanh Tịnh


Tóm tắt MN 151 – Kinh Khất Thực Thanh Tịnh


1)       Do vậy, này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo ước mong rằng: "Mong rằng tôi nay phần lớn an trú với sự an trú không tánh", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"
Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.
Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

(tương tự đối với:
các tiếng do tai nhận thức
các hương do mũi nhận thức,
các vị do lưỡi nhận thức
các xúc do thân nhận thức
các pháp do ý nhận thức)

2)       Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã đoạn tận năm dục trưởng dưỡng chưa?"
3)     Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã đoạn tận năm triền cái chưa?"
4)     Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta có liễu tri năm thủ uẩn chưa?"
5)       Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã tu tập bốn niệm xứ chưa?"
6)     Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập bốn Chánh cần chưa?"  
7)       Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập bốn như ý túc chưa?"      
8)     Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập năm căn chưa?"
9)   Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập năm lực chưa?"
10)   Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập bảy giác chi chưa?"
11)   Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành chưa?"
12)   Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập Chỉ và Quán chưa?"
13)   Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát chưa?"
Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa chứng ngộ minh và giải thoát", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập minh và giải thoát.
Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
21. Này Sāriputta, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ đã làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh bằng cách suy tư, (và) suy tư như vậy.
Này Sāriputta, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời gian tương lai sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, (và) suy tư như vậy.
Và này Sāriputta, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời hiện tại đang làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đang làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, (và) suy tư như vậy.
Vậy này Sāriputta, các ông cần phải học tập như sau: "Sau khi suy tư, suy tư, chúng ta sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh". Này Sāriputta, các ông phải tu tập như vậy.


MN 151 – Kinh Khất Thực Thanh Tịnh (Piṇḍapātapārisuddhisutta)

1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veḷuvana (Trúc lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc (Kalandakanivāpa).
2. Rồi Tôn-giả Sāriputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn-giả Sāriputta đang ngồi một bên:
- Này Sāriputta, các căn của ông rất sáng suốt, sắc da của ông thanh tịnh trong sáng. Này Sāriputta, ông nay đang phần lớn an trú với loại an trú nào?
- Bạch Thế Tôn, con nay đang phần lớn an trú với Không trú.
- Lành thay, lành thay! Này Sāriputta, ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc Ðại nhân. Này Sāriputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh.
3. Do vậy, này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo ước mong rằng: "Mong rằng tôi nay phần lớn an trú với sự an trú không tánh", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"
Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.
Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
4. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các tiếng do tai nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"
Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các tiếng do tai nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy. Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các tiếng do tai nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
5. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các hương do mũi nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"
Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các hương do mũi nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy. Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các hương do mũi nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
6. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các vị do lưỡi nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"
Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các vị do lưỡi nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy. Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các vị do lưỡi nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
7. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các xúc do thân nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"
Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các xúc do thân nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy. Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các xúc do thân nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
8. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các pháp do ý nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"
Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các pháp do ý nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy. Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các pháp do ý nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
9. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã đoạn tận năm dục trưởng dưỡng chưa?"
Này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa đoạn tận năm dục trưởng dưỡng", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận năm dục trưởng dưỡng. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã đoạn tận năm dục trưởng dưỡng", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
10. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã đoạn tận năm triền cái chưa?"
Nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa đoạn tận năm triền cái", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận năm triền cái. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã đoạn tận năm triền cái", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
11. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta có liễu tri năm thủ uẩn chưa?"
Này Sāriputta, nếu trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa có liễu tri năm thủ uẩn", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn liễu tri năm thủ uẩn. Nhưng nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo ấy được biết như sau: "Ta đã liễu tri năm thủ uẩn", thời này Sāriputta, vị Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
12. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã tu tập bốn niệm xứ chưa?"
Này Sāriputta, nếu trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết: "Ta chưa tu tập bốn niệm xứ", thời này Sāriputta, vị Tỷ-kheo cần phải tinh tấn tu tập bốn niệm xứ. Nhưng nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta đã tu tập bốn niệm xứ ", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
13. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập bốn Chánh cần chưa?"
Nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa tu tập bốn Chánh cần", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn tu tập bốn Chánh cần. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập bốn Chánh cần", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
14. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập bốn như ý túc chưa?"
Nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa tu tập bốn như ý túc", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn tu tập bốn như ý túc. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập bốn như ý túc", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
15. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập năm căn chưa?"
Nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa tu tập năm căn", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn tu tập năm căn. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập năm căn", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
16. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập năm lực chưa?"
Nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa tu tập năm lực", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn tu tập năm lực. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập năm lực", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
17. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập bảy giác chi chưa?"
Nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta chưa tu tập bảy giác chi", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn tu tập bảy giác chi. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập bảy giác chi", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
18. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành chưa?"
Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa tu tập Thánh đạo Tám ngành", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập Thánh đạo Tám ngành. Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú trong hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
19. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập Chỉ và Quán chưa?"
Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa tu tập Chỉ và Quán", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập Chỉ và Quán. Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập Chỉ và Quán", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
20. Lại nữa, này Sāriputta, Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát chưa?"
Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta chưa chứng ngộ minh và giải thoát", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập minh và giải thoát.
Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
21. Này Sāriputta, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ đã làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh bằng cách suy tư, (và) suy tư như vậy.
Này Sāriputta, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời gian tương lai sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, (và) suy tư như vậy.
Và này Sāriputta, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời hiện tại đang làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đang làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, (và) suy tư như vậy.
Vậy này Sāriputta, các ông cần phải học tập như sau: "Sau khi suy tư, suy tư, chúng ta sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh". Này Sāriputta, các ông phải tu tập như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn-giả Sāriputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Tuesday, September 8, 2015

AN 7.68 – Kinh Pháp Trí (biết pháp, biết nghĩa, biết tự ngã, biết ước lượng, biết thời, biết hội chúng, biết người thắng kẻ liệt)

AN 7.68 – Kinh Pháp Trí: Dhammaññūsuttaṃ

1. - Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bảy?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là vị
1)     biết pháp,
2)     biết nghĩa,
3)     biết tự ngã,
4)     biết ước lượng,
5)     biết thời,
6)     biết hội chúng,
7)     biết người thắng kẻ liệt.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết pháp?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết pháp: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết pháp: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng; vị ấy ở đây không được gọi là vị biết pháp.
Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết pháp: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết pháp.
Như vậy là biết pháp.
4. Thế nào là biết nghĩa?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Ðây là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Ðây là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này"; thời ở đây, vị ấy không được gọi là vị biết nghĩa.
Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Ðây là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này"; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết nghĩa.
Ðây là biết pháp, biết nghĩa.
5. Thế nào là tự biết?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự biết; "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết tự ngã như vầy: "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài"; thời ở đây, vị ấy không được gọi là vị biết tự ngã.
Nếu Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, biết tự ngã: "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài"; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết tự ngã.
Ðây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết.
6. Và thế nào là biết ước lượng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết ước lượng (vừa đủ) trong khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết ước lượng vừa đủ khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; thời vị ấy ở đây không được gọi là vị biết ước lượng vừa đủ.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết ước lượng vừa đủ khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; do vậy vị ấy được gọi là vị biết ước lượng vừa đủ.
Ðây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết ước lượng.
7. Và thế nào là biết thời?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết thời: "Ðây là thời để tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết thời: "Ðây là thời tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh"; thời ở đây, vị ấy được gọi là không biết thời.
Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết thời: Ðây là thời tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh"; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết thời.
Ðây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết vừa đủ, biết thời.
8. Và thế nào là biết hội chúng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy"; thời ở đây, vị ấy không được gọi là "Vị biết hội chúng".
Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy"; do vậy, được gọi là "Vị biết hội chúng".
Ðây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết vừa đủ, biết thời, biết hội chúng.
9. Và thế nào là biết người thắng liệt?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo, loài Người được biết theo hai hạng: một hạng ưa thấy các bậc Thánh, một hạng không ưa thấy các bậc Thánh. Người này không ưa thấy các bậc Thánh, do có việc ấy, đáng bị quở trách. Còn người này ưa thấy các bậc Thánh, do việc ấy, đáng được tán thán.
Có hai hạng người nghe diệu pháp: một hạng người ưa nghe diệu pháp, một hạng người không ưa nghe diệu pháp. Hạng người này không ưa nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này ưa nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có hai hạng người nghe diệu pháp: một hạng người lắng tai nghe diệu pháp, một hạng người không lắng tai nghe diệu pháp. Hạng người này không lắng tai nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này lắng tai nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có hai hạng người lắng tai nghe pháp: một hạng người nghe xong, thọ trì pháp; một hạng người nghe xong, không thọ trì pháp. Người này nghe xong không thọ trì pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Người này nghe xong thọ trì pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có hai hạng người nghe xong thọ trì pháp: một hạng người quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, một hạng người không quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì. Hạng người này không quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, do sự việc ấy, đáng được quở trách. Hạng người này quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có hai hạng người quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì: một hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, đã thực hành pháp; tùy pháp; một hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Hạng người này sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có hai hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp đã thực hành pháp; tùy pháp; một hạng người thực hành với mục đích tự lợi, không có lợi tha; một hạng người thực hành với mục đích tự lợi và lợi tha. Hạng người này thực hành với mục đích tự lợi, không có lợi tha, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này thực hành với mục đích tự lợi và lợi tha, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo, loài Người được biết theo hai hạng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết hạng người thắng liệt.

10. Do thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.