SN 35.127 – (35. 3. 3. 4) Bhāradvāja: Bhāradvājasuttaṃ (127) [KTƯ-04. Chương 35. Tương Ưng Sáu Xứ]
1. Một thời Tôn-giả Piṇḍolabhāradvāja trú ở Kosambī, tại vườn
Ghositā.
2. Rồi vua Udena đi đến Tôn-giả Piṇḍolabhāradvāja;
sau khi đến, nói lên với Tôn-giả Piṇḍolabhāradvāja những lời chào đón hỏi thăm,
sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
3. Ngồi xuống một bên, vua Udena thưa với Tôn-giả
Piṇḍolabhāradvāja:
- Này Bhāradvāja, do nhân gì, do duyên gì, những
Tỷ-kheo trẻ tuổi
này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi
còn thanh xuân lại không tham nhiễm
dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống
toàn thời gian một cách hoàn mãn (addhānañca āpādentī)?
4. - Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả,
bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau:
"Hãy
đến, này các Tỷ-kheo, đối với những người chỉ là mẹ, hãy an trú tâm người mẹ.
Ðối
với những người chỉ là chị, hãy an trú tâm người chị.
Ðối
với người chỉ là con gái, hãy an trú tâm người con gái”.
Thưa Ðại Vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi
này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi
còn thanh xuân lại
1)
không tham nhiễm dục vọng,
2)
thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn
đời,
3)
và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.
5. - Tham vọng (lobha), này Bhāradvāja, là tâm. Ðôi
khi đối với những
người chỉ là mẹ, tham pháp khởi lên. Ðối với những người chỉ là
chị, tham pháp khởi lên. Ðối với những người chỉ là con gái, tham pháp khởi
lên.
Này Bhāradvāja, có một nhân nào khác, có một duyên nào khác, do vậy những Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc
đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại
không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn
đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn?
6. - Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả,
bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau:
"Hãy
đến, này các Tỷ-kheo, hãy quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên từ đảnh
tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy bất tịnh sai biệt.
Trong
thân này,
1)
đây là tóc,
2)
lông,
3)
móng,
4)
răng,
5)
da,
6)
thịt,
7)
gân,
8)
xương,
9)
tủy,
10) thận,
11) tim,
12) gan,
13) hoành
cách mô,
14) lá
lách,
15) phổi,
16) ruột,
17) bao
tử,
18) phân,
19) mật,
20) đàm,
21) mủ,
22) máu,
23) mồ
hôi,
24) mỡ,
25) nước
mắt,
26) mỡ
da,
27) nước
miếng,
28) nước
mủ,
29) nước
ở khớp xương,
30) nước
tiểu.
Thưa Ðại Vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen
nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm
dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống
toàn thời gian một cách hoàn mãn.
7. - Này Bhāradvāja, đối với những Tỷ-kheo nào, thân có tu tập, giới có tu tập, tâm có tu tập, tuệ có tu tập,
thời như vậy thật là dễ dàng.
Và này Bhāradvāja, đối với những Tỷ-kheo nào, thân không có tu
tập, giới không có tu tập, tâm không có tu tập, tuệ không có tu tập thời như vậy
thật là khó khăn.
Ðôi khi, này Bhāradvāja, có người nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ
tác ý bất tịnh", nhưng lại đi đến tịnh (tướng).
Này Bhāradvāja, có một nhân nào khác, có một duyên nào khác,
do vậy những Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi
trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm dục vọng, thực
hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một
cách hoàn mãn?
8. - Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả,
bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau:
"Hãy đến, này các Tỷ-kheo,
hãy
sống hộ trì các căn.
1)
Sau khi mắt thấy sắc, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ
có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó
nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện
pháp khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn.
2)
Khi tai nghe tiếng...;
3)
mũi ngửi
hương...;
4)
lưỡi
nếm vị...;
5)
thân cảm xúc...;
6)
ý nhận thức các
pháp, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân
gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp
khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì ý căn, thực hành hộ
trì ý căn.
Thưa
Ðại Vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này,
còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn
thanh xuân lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn
thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.
9. - Thật vi diệu thay, thưa Tôn-giả Bhāradvāja! Thật
hy hữu thay, thưa Tôn-giả Bhāradvāja, là lời khéo nói này của Thế Tôn, bậc Tri giả,
Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính nhân này, thưa Tôn-giả
Bhāradvāja, chính duyên này, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc
đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân, lại
không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn
đời, sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.
10. Tôi cũng vậy, thưa Tôn-giả Bhāradvāja, khi nào tôi vào
trong nội cung
1)
với thân không phòng hộ,
2)
với lời nói không phòng hộ,
3)
với tâm không phòng hộ,
4)
với niệm không an trú,
5)
với các căn không chế ngự;
thời
trong khi ấy, tham pháp chinh phục tôi.
Nhưng thưa Tôn-giả Bhāradvāja, trong khi tôi vào nội
cung,
1)
với thân được phòng hộ,
2)
với lời nói được phòng hộ,
3)
với tâm được phòng hộ,
4)
với niệm được an trú,
5)
với các căn được chế ngự;
thời trong khi
ấy, tham pháp không
chinh phục tôi.
11. Thật hy hữu thay, thưa Tôn-giả Bhāradvāja! Thật
hy hữu thay, thưa Tôn-giả Bhāradvāja! Thưa Tôn-giả Bhāradvāja, như người dựng đứng
lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho
những kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt có
thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh
pháp đã được Tôn-giả Bhāradvāja dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy
nay, thưa Tôn-giả Bhāradvāja, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo.
Tôn-giả Bhāradvāja hãy nhận con làm đệ tử cư-sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con
xin trọn đời quy ngưỡng.
No comments:
Post a Comment