SN 35.120 - (35. 3. 2. 7)
Sāriputta: Sāriputtasaddhivihārikasuttaṃ (120) [KTƯ-04.
Chương 35. Tương Ưng Sáu Xứ]
2. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Tôn-giả Sāriputta; sau
khi đến, nói lên với Tôn-giả Sāriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói
lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
3. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy nói với Tôn-giả
Sāriputta:
- Tỷ-kheo đồng trú, thưa Tôn-giả Sāriputta, đã từ bỏ học pháp
và hoàn tục.
4. - Này Hiền-giả, như vậy xảy đến cho vị nào
1)
không hộ trì các căn,
2)
không tiết độ trong ăn uống,
3)
không chú tâm tỉnh giác.
Cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời sống Phạm
hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự việc như
vậy không xảy ra.
5. Này Hiền-giả, một Tỷ-kheo
1)
hộ trì các căn,
2)
tiết độ trong ăn uống,
3)
chú tâm tỉnh giác
cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời
sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự
việc như vậy có xảy ra.
6. Và này Hiền-giả, thế nào là
hộ trì các căn?
1) Này Hiền-giả, khi mắt thấy sắc,
Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng
riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn
không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi
lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy,
hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn.
1)
Khi tai nghe tiếng...;
2)
mũi ngửi hương...;
3)
lưỡi nếm vị...;
4)
thân cảm xúc...;
5)
ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng
riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu
bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ
trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn.
Như vậy, này Hiền-giả, là sự hộ
trì các căn.
7. Này Hiền-giả, thế nào là tiết
độ trong ăn uống?
Ở đây, này Hiền-giả, Tỷ-kheo
1)
như lý giác sát thọ dụng các
món ăn.
2)
Không phải để vui đùa,
3)
không phải để đam mê,
4)
không phải để trang sức,
5)
không phải để tự mình làm đẹp
mình,
6)
mà chỉ để thân này được duy
trì và được bảo dưỡng,
7)
để thân này khỏi bị thương hại,
8)
để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng:
"Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho
khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".
Như vậy, này Hiền-giả, là tiết
độ trong ăn uống.
8.
Và này Hiền-giả, như thế nào là chú tâm
tỉnh giác?
Ở đây, này Hiền-giả, Tỷ-kheo
1)
ban ngày trong khi đi
kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái.
2)
Ban đêm trong canh một, trong
khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gột
sạch các pháp triền cái.
3)
Ban đêm trong canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên hữu,
trong tư thế con sư tử, chân này đặt trên chân kia, chánh
niệm tỉnh giác, tác ý đến lúc ngồi dậy.
4)
Ban đêm trong canh cuối, khi vị ấy đi kinh hành và trong khi ngồi, tâm gột sạch khỏi các
pháp triền cái.
Như
vậy, này Hiền-giả, là chú tâm tỉnh
giác.
9. Do vậy, này Hiền-giả, cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ
hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác".
Như vậy, này Hiền-giả, ông cần phải học tập.
No comments:
Post a Comment