Mục
đích của sự Tu tập Bốn Niệm Xứ
1) Để có chánh
trí như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp
– đối với Tỷ-kheo mới tu; để liễu tri về Thân, Thọ, Tâm, Pháp – đối
với Tỷ-kheo hữu học; để ly hệ phược với Thân, Thọ, Tâm, Pháp –
đối với Tỷ-kheo A-la-hán (SN 47.4 – Kinh Sālā: Sālāsuttaṃ
[KTƯ-05]).
2) Cứu cánh của sự tu tập Bốn Niệm Xứ: Sự chứng ngộ bất tử. (SN 47.37 – Kinh Ước Muốn: Chandasuttaṃ [KTƯ-05], SN 47.38 – Kinh Liễu Tri:
Pariññātasuttaṃ [KTƯ-05]).
3) Để liễu tri Ba Cảm Thọ (SN 47.49 – Kinh
Các Cảm Thọ: Vedanāsuttaṃ [KTƯ-05]) và để đoạn tận Ba Lậu Hoặc (SN
47.50 – Kinh Các Lậu Hoặc: Āsavasuttaṃ [KTƯ-05]).
4) Để chơn chánh đoạn tận Khổ đau: “Với những ai, này các Tỷ-kheo, Bốn niệm xứ này được thực hành, đối với
những người ấy, cũng được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt
khổ đa” (SN
47.33 – Kinh Thối Thất: Viraddhasuttaṃ [KTƯ-05]).
SN 47.33 – Kinh Thối Thất: Viraddhasuttaṃ [KTƯ-05]
1. Nhân duyên ở Sāvatthī.
2. - Với những ai, này các Tỷ-kheo, Bốn niệm xứ bị thối thất,
đối với những người ấy, cũng bị thối thất là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ
đau.
3. Với những ai, này các Tỷ-kheo, Bốn niệm xứ này được thực hành,
đối với những người ấy, cũng được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ
đau. Thế nào là bốn?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để
chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm
để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
5. Ðối
với những ai, này các Tỷ-kheo, Bốn niệm xứ này bị thối thất, thời cũng
thối thất là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt đau khổ. Ðối
với những ai, này các Tỷ-kheo, Bốn niệm xứ này được thực hành, thời cũng
được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.
No comments:
Post a Comment