AN 7.68 – Kinh Pháp Trí: Dhammaññūsuttaṃ
1.
- Thành tựu
bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được
cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế
nào là bảy?
2.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là vị
1) biết pháp,
2) biết nghĩa,
3) biết tự ngã,
4) biết ước lượng,
5) biết thời,
6) biết hội chúng,
7) biết người thắng kẻ liệt.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết pháp?
Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết pháp: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự
thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng.
Này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết pháp: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng,
Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng;
vị ấy ở đây
không được gọi là vị biết pháp.
Và
này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết pháp: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự
thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng;
do vậy, vị ấy được gọi là vị biết pháp.
Như
vậy là biết pháp.
4. Thế nào là biết
nghĩa?
Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết
kia: "Ðây
là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này".
Này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia:
"Ðây là
ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này"; thời
ở đây, vị ấy không được gọi là vị biết nghĩa.
Và
này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết
kia: "Ðây
là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này"; do
vậy, vị ấy được gọi là vị biết nghĩa.
Ðây
là biết pháp, biết nghĩa.
5. Thế nào là tự
biết?
Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự biết; "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới,
nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài".
Này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết tự ngã như vầy: "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới,
nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài"; thời ở đây, vị ấy không
được gọi là vị biết tự ngã.
Nếu
Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, biết tự ngã: "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới,
nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài"; do vậy, vị ấy được gọi
là vị biết tự ngã.
Ðây
là biết pháp, biết nghĩa, tự biết.
6. Và thế nào là biết ước lượng?
Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết ước lượng (vừa đủ) trong khi nhận các vật
dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
Này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết ước lượng vừa đủ khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất
thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; thời vị ấy ở đây không được gọi
là vị biết ước lượng vừa đủ.
Này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết ước lượng vừa đủ khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất
thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; do vậy vị ấy được gọi là vị biết
ước lượng vừa đủ.
Ðây
là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết ước lượng.
7. Và thế nào là biết thời?
Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết thời: "Ðây là thời để tuyên thuyết, đây là thời
chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh".
Này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết thời: "Ðây là thời
tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh"; thời ở đây, vị ấy được
gọi là không biết thời.
Và
này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết thời: Ðây là thời tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là
thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh"; do vậy, vị ấy được gọi là
vị biết thời.
Ðây
là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết vừa đủ, biết thời.
8. Và thế nào là biết hội chúng?
Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội
chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên
đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im
lặng như vậy".
Này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội
chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên
đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im
lặng như vậy"; thời ở đây, vị ấy không được gọi là "Vị biết hội
chúng".
Và
này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội
chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên
đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im
lặng như vậy"; do vậy, được gọi là "Vị biết hội chúng".
Ðây
là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết vừa đủ, biết thời, biết hội chúng.
9. Và thế nào là biết người thắng liệt?
Ở
đây, này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo, loài Người được biết theo hai hạng: một hạng ưa thấy các bậc Thánh,
một hạng không ưa thấy các bậc Thánh. Người này không ưa thấy các bậc Thánh, do có việc ấy,
đáng bị quở trách. Còn người này ưa thấy các bậc Thánh, do việc ấy, đáng được
tán thán.
Có hai hạng người nghe diệu pháp: một hạng người ưa nghe diệu pháp, một hạng người không ưa nghe diệu pháp. Hạng người này không
ưa nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở
trách. Hạng
người này ưa nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có hai hạng người nghe diệu pháp: một hạng người lắng tai nghe diệu pháp, một hạng người không lắng tai nghe diệu pháp. Hạng người này
không lắng tai nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này
lắng tai nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có
hai hạng người lắng tai nghe pháp: một hạng người nghe
xong, thọ trì pháp; một hạng người nghe xong, không thọ trì pháp. Người này nghe xong không thọ trì pháp,
do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Người này nghe xong thọ trì pháp, do sự việc
ấy, đáng được tán thán.
Có
hai hạng người nghe xong thọ trì pháp: một hạng người quán sát ý nghĩa các pháp
được thọ trì, một hạng người không quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì.
Hạng người này không quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, do sự việc ấy,
đáng được quở trách. Hạng người này quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, do
sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có
hai hạng người quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì: một hạng người sau khi hiểu nghĩa,
sau khi hiểu pháp, đã thực hành pháp; tùy pháp; một hạng
người sau khi
hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp.
Hạng người này sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy
pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này sau khi hiểu nghĩa, sau
khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Có
hai hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp đã thực hành pháp; tùy pháp;
một hạng người thực
hành với mục đích tự lợi, không có lợi tha; một hạng người thực hành
với mục đích tự
lợi và lợi tha. Hạng người này thực hành với mục đích tự lợi, không
có lợi tha, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này thực hành với mục
đích tự lợi và lợi tha, do sự việc ấy, đáng được tán thán.
Như
vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo, loài Người được biết theo hai hạng. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, là
Tỷ-kheo biết hạng người thắng liệt.
10. Do thành tựu bảy pháp này,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được
cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
No comments:
Post a Comment