Saturday, October 25, 2014

AN 8.74 – Kinh Niệm Chết (2)


Tóm tắt: AN 8.74 – Kinh Niệm Chết (2): Dutiyamaraṇassatisuttaṃ

- Ngày 2 thời: "khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú"; "khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú"
- Suy tư: "Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều"...
- Suy xét: "Nếu ta còn có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta".
----Nếu còn thì để đoạn tận các pháp ác, bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển chánh niệm và tỉnh giác, ví như áo bị cháy hay đầu bị cháy.
----Nếu không còn thì cần phải sống hoan hỷ hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.

--------------

AN 8.74 – Kinh Niệm Chết (2): Dutiyamaraṇassatisuttaṃ

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Nāṭika, tại Giñjakāvasatha.
2. Tại đấy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
- Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.
Vậy tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào để đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh bất tử?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ngày vừa tàn đêm vừa an trú, suy tư như sau:
"Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều:
1)     con rắn có thể cắn ta;
2)     con bò cạp có thể cắn ta;
3)     hay con rít có thể cắn ta.
Do vậy, ta có thể mệnh chung; như vậy sẽ chướng ngại cho ta.
1)     Ta có thể vấp ngã và té xuống.
2)     Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn,
3)     hay mật có thể khuấy động ta,
4)     đàm có thể khuấy động ta.
5)     Các gió như kiếm có thể khuấy động ta.
6)     Người có thể công kích ta,
7)     hay phi nhân có thể công kích ta,
do vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau:
"Nếu ta còn có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau:
"Ta có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta",
thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác, bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển chánh niệm và tỉnh giác.
Ví như, này các Tỳ Kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn tinh cần nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các ác, bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm, và tỉnh giác.
Nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét, biết được như sau:
"Ta không có những pháp ác, bất thiện chưa đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau:
"Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều:
1)     con rắn có thể cắn ta;
2)     con bò cạp có thể cắn ta;
3)     hay con rít có thể cắn ta.
Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.
1)     Ta có thể vấp ngã và té xuống.
2)     Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn
3)     hay mật có thể khuấy động ta,
4)     hay đàm có thể khuấy động ta.
5)     Các gió như kiếm có thể khuấy động ta.
6)     Người hay phi nhân có thể công kích ta.
Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta".
 Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau:
"Nếu ta còn những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung trong ngày, chúng có thể là chướng ngại cho ta".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy biết được như sau:
"Ta có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác, bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.
Ví như, này các Tỳ Kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn tinh cần nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy để đoạn tận các ác, bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.
Nếu vị Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét biết được như sau:
"Ta không có những pháp ác, bất thiện chưa đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
5. Này các Tỷ-kheo, niệm về chết tu tập như vậy làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.

Thursday, October 23, 2014

2.13. Kinh để Đoạn Trừ Thân Kiến, trích KTƯ

2.13. Kinh để Đoạn Trừ Thân Kiến, trích KTƯ

* Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy,  này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng xa hay gần;tất cả sắc ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
** Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thọ là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy,  này các Tỷ-kheo, phàm thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắngxa hay gần; tất cả thọ ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
*** Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tưởng là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy,  này các Tỷ-kheo, phàm tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng xa hay gần; tất cả tưởng ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
****Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Hành là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả hành ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
***** Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng,          yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức.
Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát".
Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
(KTƯB III, 127-1993)


Kinh Soṇa, KTƯ-Uẩn
1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veḷuvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2. Rồi Soṇa, con một gia chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3. Thế Tôn nói với Soṇa, con một gia chủ, đang ngồi một bên:
4. - Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
5. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán thọ vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
6. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tưởng vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
7. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán các hành vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
8. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán thức vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
9. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán sắc vô thường, khổ, biến hoại : "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
10. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán thọ vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
11. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán tưởng vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
12. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán các hành vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
13. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán thức vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
14-18. Ông nghĩ thế nào, này Soṇa, sắc…; thọ…; tưởng…; các hành…; thức là thường hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
19. - Do vậy, này Soṇa, phàm sắc gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
20. Phàm thọ gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thọ cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
21. Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả tưởng cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
22. Phàm các hành gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả các hành cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
23. Phàm thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
24. Nếu thấy vậy, này Soṇa, vị đa văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên chánh trí: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

2.12. Kinh Thế Giới Tập Khởi, KTƯ-Sáu Xứ (để Đoạn Diệt Ái)

2.12. Kinh Thế Giới Tập Khởi, KTƯ-Sáu Xứ (để Đoạn Diệt Ái)

1. Tại Sāvatthī.
2. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về thế giới tập khởi và thế giới đoạn diệt. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới tập khởi?
4. Do duyên mắt và các sắc, khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.
5. Do duyên tai và các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.
6. Do duyên mũi và các hương, khởi lên tỷ thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.
7. Do duyên lưỡi và các vị, khởi lên thiệt thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.
8. Do duyên thân và các xúc, khởi lên thân thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.
9. Do duyên ý và các pháp, khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.
10. Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới tập khởi.

11. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới đoạn diệt?
12. Do duyên mắt và các sắc, khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy, đây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Đây là thế giới đoạn diệt.
13. Do duyên tai và các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy, đây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Đây là thế giới đoạn diệt.
14. Do duyên mũi và các hương, khởi lên tỷ thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy, đây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Đây là thế giới đoạn diệt.
15. Do duyên lưỡi và các vị, khởi lên thiệt thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy, đây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Đây là thế giới đoạn diệt.
16. Do duyên thân và các xúc, khởi lên thân thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy, đây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Đây là thế giới đoạn diệt.
17. Do duyên ý và các pháp, khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy, đây là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Đây là thế giới đoạn diệt.
18. Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới đoạn diệt.

Wednesday, October 22, 2014

2.11. Kinh Tāyana, KTƯ-Thiên Tử

2.11.      Kinh Tāyana, KTƯ-Thiên Tử

1. Tại Sāvatthī. Rồi Thiên tử Tāyana, trước kia thuộc ngoại đạo sư, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Tāyana nói lên bài kệ này trước Thế Tôn:
2. Ôi này Bà-la-môn,
Tinh tấn, cắt dòng nước,
Ðoạn trừ và tiêu diệt,
Mọi tham đắm dục vọng,
Ẩn sĩ không đoạn dục,
Không chứng được nhứt tâm,
Nếu làm việc phải làm,
Cần kiên trì, tinh tấn,
Xuất gia, nếu biếng nhác,
Càng tung vãi bụi trần,
Không làm, hơn làm dở,
Làm dở sau khổ đau,
Ðã làm nên làm tốt,
Làm tốt không khổ đau,
Như nắm vụng lá cỏ,
Có thể bị đứt tay,
Sa-môn hạnh vụng tu,
Kéo đến cõi địa ngục,
Mọi sở hành biếng nhác,
Mọi hạnh tu ô nhiễm,
Ác hạnh trong Phạm hạnh,
Không đưa đến quả lớn.
3. Thiên tử Tāyana nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ ấy.
4. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã mãn, liền gọi các Tỷ-kheo.
5. - Này các Tỷ-kheo, đêm nay Thiên tử Tāyana, trước kia thuộc ngoại đạo sư, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Tāyana nói lên bài kệ này trước mặt Ta:
6. " Ôi này Bà-la-môn,
Tinh tấn, cắt dòng nước,
Ðoạn trừ và tiêu diệt,
Mọi tham đắm dục vọng,
Ẩn sĩ không đoạn dục,
Không chứng được nhứt tâm,
Nếu làm việc phải làm,
Cần kiên trì, tinh tấn,
Xuất gia, nếu biếng nhác,
Càng tung vãi bụi trần,
Không làm, hơn làm dở,
Làm dở sau khổ đau,
Ðã làm nên làm tốt,
Làm tốt không khổ đau,
Như nắm vụng lá cỏ,
Có thể bị đứt tay,
Sa-môn hạnh vụng tu,
Kéo đến cõi địa ngục,
Mọi sở hành biếng nhác,
Mọi hạnh tu ô nhiễm,
Ác hạnh trong Phạm hạnh,
Không đưa đến quả lớn."

7. Này các Tỷ-kheo, Thiên tử Tāyana nói như vậy. Nói vậy xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta và biến mất tại chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy đọc bài kệ của Tāyana. Này các Tỷ-kheo, hãy học thuộc lòng bài kệ của Tāyana. Này các Tỷ-kheo, bài kệ của Tāyana có đầy đủ nghĩa lợi và chính là căn bản của Phạm hạnh.

2.10. Trích Kinh Tùy Chuyển Thế Giới, KTC-8 Pháp

2.10.      Trích Kinh Tùy Chuyển Thế Giới, KTC-8 Pháp

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ
Những pháp này vô thường
Không thường hằng biến diệt
Biết chúng giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt
Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Ðược tiêu tan không còn
Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chơn chánh biết sanh hữu
                     Ði đến bờ bên kia.