Thursday, October 23, 2014

2.13. Kinh để Đoạn Trừ Thân Kiến, trích KTƯ

2.13. Kinh để Đoạn Trừ Thân Kiến, trích KTƯ

* Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy,  này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng xa hay gần;tất cả sắc ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
** Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thọ là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy,  này các Tỷ-kheo, phàm thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắngxa hay gần; tất cả thọ ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
*** Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tưởng là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy,  này các Tỷ-kheo, phàm tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng xa hay gần; tất cả tưởng ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
****Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Hành là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả hành ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
***** Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng,          yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức.
Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát".
Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
(KTƯB III, 127-1993)


Kinh Soṇa, KTƯ-Uẩn
1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veḷuvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2. Rồi Soṇa, con một gia chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3. Thế Tôn nói với Soṇa, con một gia chủ, đang ngồi một bên:
4. - Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
5. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán thọ vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
6. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tưởng vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
7. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán các hành vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
8. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán thức vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
9. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán sắc vô thường, khổ, biến hoại : "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
10. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán thọ vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
11. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán tưởng vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
12. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán các hành vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
13. Này Soṇa, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán thức vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
14-18. Ông nghĩ thế nào, này Soṇa, sắc…; thọ…; tưởng…; các hành…; thức là thường hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
19. - Do vậy, này Soṇa, phàm sắc gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
20. Phàm thọ gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thọ cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
21. Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả tưởng cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
22. Phàm các hành gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả các hành cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
23. Phàm thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
24. Nếu thấy vậy, này Soṇa, vị đa văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên chánh trí: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

No comments:

Post a Comment