Mục
đích của sự Tu tập Bốn Niệm Xứ
1) Để có chánh
trí như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp
– đối với Tỷ-kheo mới tu; để liễu tri về Thân, Thọ, Tâm, Pháp – đối
với Tỷ-kheo hữu học; để ly hệ phược với Thân, Thọ, Tâm, Pháp –
đối với Tỷ-kheo A-la-hán (SN 47.4 – Kinh Sālā: Sālāsuttaṃ
[KTƯ-05]).
2) Cứu cánh của sự tu tập Bốn Niệm Xứ: Sự chứng ngộ bất tử. (SN 47.37 – Kinh Ước Muốn: Chandasuttaṃ [KTƯ-05], SN 47.38 – Kinh Liễu Tri:
Pariññātasuttaṃ [KTƯ-05]).
3) Để liễu tri Ba Cảm Thọ (SN 47.49 – Kinh
Các Cảm Thọ: Vedanāsuttaṃ [KTƯ-05]) và để đoạn tận Ba Lậu Hoặc (SN
47.50 – Kinh Các Lậu Hoặc: Āsavasuttaṃ [KTƯ-05]).
4) Để chơn chánh đoạn tận Khổ đau: “Với những ai, này các Tỷ-kheo, Bốn niệm xứ này được thực hành, đối với
những người ấy, cũng được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt
khổ đa” (SN
47.33 – Kinh Thối Thất: Viraddhasuttaṃ [KTƯ-05]).
SN 47.4 – Kinh Sālā: Sālāsuttaṃ [KTƯ-05]
1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại một
làng Bà-la-môn tên là Sālā.
2. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -
"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3. Thế Tôn nói như sau:
- Những Tỷ-kheo
nào, này các Tỷ-kheo, mới tu, xuất gia chưa bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này; những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, cần phải
được khích lệ (samādapetabbā), cần phải được hướng dẫn, cần phải được an trú,
tu tập Bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
4. "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy trú, quán thân trên thân, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhất tâm,
để có chánh trí như thật
đối với thân. Hãy trú, quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhất tâm để có chánh trí như thật đối
với các thọ. Hãy trú, quán tâm trên
tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhất tâm,
để có chánh trí như thật đối với tâm. Hãy trú, quán pháp
trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh,
nhất tâm, để có chánh trí như thật đối với các pháp".
5. Này các Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo
hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn, khỏi các khổ
ách. Các vị ấy trú, quán thân trên thân, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhứt
tâm để liễu
tri về thân. Các vị ấy trú, quán thọ trên các thọ, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhứt tâm để liễu tri
về thọ. Các vị ấy trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với
tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhứt tâm để liễu tri về tâm. Các vị ấy trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định
tĩnh, nhứt tâm để liễu tri về pháp.
6. Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu
đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã
thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; các vị ấy trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhứt tâm, ly hệ phược đối với
thân. Các vị ấy trú, quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhứt tâm, ly hệ phược đối với
các thọ. Các vị ấy trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với
tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhứt tâm, ly hệ phược đối với tâm. Các vị ấy trú,
quán pháp trên các pháp, , nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh,
định tĩnh, nhứt tâm, ly hệ phược đối với các pháp.
7. Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào mới
tu, xuất gia chẳng bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này; những vị ấy, này
các Tỷ-kheo, cần phải được khích lệ, cần phải được hướng dẫn, cần phải được an
trú, tu tập Bốn niệm xứ này.
No comments:
Post a Comment