NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASA

Chánh Pháp (Phật Pháp)

Chánh Pháp mà đức Thế Tôn đã khéo thuyết giảng"thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".

Chánh Pháp ấy là Bốn Thánh Đế và sự tu tập chân chánh là sự thực hành con đường Thánh Đạo Tám Ngành (còn được gọi là: Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo): Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định; y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, y chỉ từ bỏ; là con đường duy nhất đưa đến đoạn tận Tham Sân Si, chấm dứt khổ đau, chấm dứt sanh tử luân hồi, chứng ngộ Niết Bàn.

Chúng ta hãy thường xuyên ôn tập và ghi nhớ lời dạy sau đây của đức Phật để tự nhắc mình luôn tinh tấn tu tập Thánh Đạo Tám Ngành:

  • "Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc".
  • "Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt Bốn Thánh Đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
  • "Này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt".
  • Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt"".
  • "Này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ, cần phải liễu tri.
  • Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận.
  • Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ.
  • Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập".

(trích Kinh Tương Ưng Bộ)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Popular Posts

Wednesday, September 3, 2014

Kinh Thanh Tịnh tám kệ

Kinh Thanh Tịnh tám kệ: Suddhaṭṭhakasuttaṃ (Sn IV, 4) – Kinh Tiểu Bộ

793. Ta thấy vị thanh tịnh,
Vị tối thượng, không bệnh,
Sự thanh tịnh con người,
Với tri kiến đạt được,
Nắm giữ quan điểm này,
Xem đấy là tối thượng,
Vị này sẽ xem trí,
Là tùy quán thanh tịnh.
794. Nếu thanh tịnh con người,
Do tri kiến đạt được,
Hay với trí vị ấy,
Từ bỏ sự đau khổ,
Vị ấy có sanh y,
Ngoài Thánh đạo được tịnh,
Vị ấy nói như vậy,
Do tri kiến cá nhân.
795. Bà-la-môn không nói,
Ngoài Thánh đạo được tịnh,
Với điều được thấy nghe,
Giới đức hay thọ tưởng,
Với công đức, ác đức,
Vị ấy không nhiễm trước,
Từ bỏ mọi chấp ngã,
Không làm gì ở đời.
796. Từ bỏ tri kiến cũ,
Y chỉ tri kiến mới,
Ði đến sự tham đắm,
Không vượt qua ái dục,
Họ nắm giữ chấp trước,
Họ từ bỏ, xa lánh,
Như khỉ thả cành này,
Rồi lại nắm cành khác,
797. Người tự mình chấp nhận,
Các chủng loại giới cấm,
Ði chỗ cao, chỗ thấp,
Sống bị tưởng chi phối,
Người có trí rộng lớn,
Nhờ trí tuệ, quán Pháp,
Có trí, không đi đến,
Các Pháp cao và thấp.
798. Vị ấy đạt thù thắng,
Trong tất cả các Pháp,
Phàm có điều thấy, nghe,
Hay cảm thọ, tưởng đến,

Với vị tri kiến vậy,
Sống đời sống rộng mở,
Không bị ai ở đời,
Có thể chi phối được.
799. Họ không tác thành gì,
Họ không đề cao gì,
Họ không có nói lên,
Ðây tối thắng thanh tịnh,
Không dính líu, tham đắm,
Mọi chấp trước triền phược,
Họ không tạo tham vọng,
Bất cứ đâu ở đời.

800. Với vị Bà-la-môn,
Ðã vượt khỏi biên giới,
Sau khi biết và thấy,
Không có kiến chấp trước,
Tham ái không chi phối,
Cũng không tham, ly tham,

Vị ấy ở đời này,
Không chấp thủ gì khác.

No comments: