Ghi chú:
1. Độc cư là gì?
Độc cư
là sống một mình, không gặp ai và cũng không cho ai gặp.
“Ta nghĩ rằng: "Mong
họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, như vậy là hạnh
độc cư của Ta”. [MN 12
– Đại Kinh Sư Tử Hống]
2. Độc cư để làm gì?
Độc cư là một hạnh, nghĩa là một phương
tiện tu tập hạnh
viễn ly, hạnh đưa đến giải thoát.
3. Hạnh viễn ly là gì?
1) Viễn ly ác giới tức
là viễn ly tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng
2) Viễn ly tà kiến
3) Viễn ly các lậu hoặc (dục lậu, hữu lậu, vô
minh lậu)
Có 2 Hạnh viễn ly [AN
4.138 – Kinh Viễn Ly]
1) Thân viễn ly
2) Tâm viễn ly
Sống độc cư một mình nơi thanh vắng không
tiếp xúc với ai, trong điều kiện này, có thể dễ dàng thành tựu Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng nếu như Chánh kiến, Chánh tư duy đã phát triển tốt đẹp . Như vậy là viễn ly ác giới. Do đó thân độc cư giúp dễ dàng viễn ly ác giới nên còn được gọi là
thân viễn ly.
Trong tình trạng ấy nhiệt tâm tu tập Chánh kiến, Chánh tư duy, sống nếp sống Hữu Học kinh để
hỗ trợ việc phát triển Chánh tinh tấn, Chánh niệm,
Chánh định để đoạn tận tà kiến và các lậu hoặc. Như
vậy là tâm viễn ly.
Ghi chú:
1. Độc cư là gì?
Độc cư
là sống một mình, không gặp ai và cũng không cho ai gặp.
“Ta nghĩ rằng: "Mong
họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, như vậy là hạnh
độc cư của Ta”. [MN 12
– Đại Kinh Sư Tử Hống]
2. Độc cư để làm gì?
Độc cư là một hạnh, nghĩa là một phương
tiện tu tập hạnh
viễn ly, hạnh đưa đến giải thoát.
3. Hạnh viễn ly là gì?
1) Viễn ly ác giới tức
là viễn ly tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng
2) Viễn ly tà kiến
3) Viễn ly các lậu hoặc (dục lậu, hữu lậu, vô
minh lậu)
Có 2 Hạnh viễn ly [AN
4.138 – Kinh Viễn Ly]
1) Thân viễn ly
2) Tâm viễn ly
Sống độc cư một mình nơi thanh vắng không
tiếp xúc với ai, trong điều kiện này, có thể dễ dàng thành tựu Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng nếu như Chánh kiến, Chánh tư duy đã phát triển tốt đẹp . Như vậy là viễn ly ác giới. Do đó thân độc cư giúp dễ dàng viễn ly ác giới nên còn được gọi là
thân viễn ly.
Trong tình trạng ấy nhiệt tâm tu tập Chánh kiến, Chánh tư duy, sống nếp sống Hữu Học kinh để
hỗ trợ việc phát triển Chánh tinh tấn, Chánh niệm,
Chánh định để đoạn tận tà kiến và các lậu hoặc. Như
vậy là tâm viễn ly.
AN 4.138 – Kinh Viễn Ly: Nikaṭṭhasuttaṃ
1. - Có
bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
1)
Thân viễn ly, tâm không viễn ly;
2)
thân không viễn ly, tâm viễn ly;
3)
thân không viễn ly, tâm không viễn ly;
4)
thân viễn ly và tâm viễn ly.
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân viễn ly, tâm không viễn ly?
Ở đây,
này các Tỷ-kheo,
1)
các hạng người sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng;
2)
vị ấy nghĩ đến dục tầm, nghĩ
đến sân tầm, nghĩ đến hại tầm.
Như
vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân viễn ly, nhưng tâm không viễn ly.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân không viễn ly, nhưng tâm
viễn ly?
Ở đây,
này các Tỷ-kheo,
1)
các hạng người không sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng;
2)
vị ấy tại đó nghĩ đến tầm xuất ly, nghĩ
đến tầm vô sân, nghĩ đến tầm bất hại.
Như
vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân không viễn ly, nhưng tâm viễn ly.
4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân không viễn ly, tâm không
viễn ly?
Ở đây,
này các Tỷ-kheo,
1)
các hạng người không sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng;
2)
tại đấy, vị ấy nghĩ đến dục tầm, nghĩ
đến sân tầm, nghĩ đến hại tầm.
Như
vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân không viễn ly, tâm không viễn ly.
5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân viễn ly và tâm viễn ly?
Ở đây,
này các Tỷ-kheo,
1)
các hạng người sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng;
2)
vị ấy tại đó nghĩ đến tầm xuất ly, nghĩ
đến tầm không sân, nghĩ
đến tầm không hại.
Như
vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân viễn ly và tâm viễn ly.
6. Có
bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
No comments:
Post a Comment