Friday, August 14, 2015

AN 4.11 – Kinh Hành [Nhiệt Tâm]

[Nhiệt tâm] Có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng

AN 4.11 – Kinh Hành: Carasuttaṃ (KTC-04. Chương Bốn Pháp)

1. - Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên
1)    dục tầm,
2)    hay sân tầm,
3)    hay hại tầm
nếu Tỷ-kheo
1)    chấp nhận,
2)    không có từ bỏ,
3)    không có tẩy sạch,
4)    không có chấm dứt,
5)    không có đi đến không hiện hữu;
này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người
1)    không có nhiệt tình,
2)    không có xấu hổ,
3)    liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đứng có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang ngồi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang ngồi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.
2. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên
1)    dục tầm,
2)    hay sân tầm,
3)    hay hại tầm,
nếu Tỷ-kheo
1)    không chấp nhận,
1)    từ bỏ,
2)    tẩy sạch,
3)    chấm dứt,
4)    đi đến không hiện hữu;
này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người
1)    có nhiệt tình,
2)    có xấu hổ,
3)    liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đứng có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang ngồi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang ngồi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm, nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng tinh cần, tinh tấn, siêng năng.
Nếu khi đi, khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Khởi lên ác tầm tư,
Liên hệ đến gia đ
ình,
Thực hành theo ác
đạo,
Mờ ám bởi si mê,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Không chứng Vô thượng
giác.
Ai khi đi, khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Ðiều phục
được tâm tư,
Yêu thích tầm chỉ tịnh,
Vị Tỷ-kheo như  vậy,
Chứng được Vô thượng giác.

No comments:

Post a Comment