Wednesday, October 8, 2014

Kinh Du Sĩ Ngoại Ðạo [Tham là tội nhỏ, nhưng ly tham là chậm chạp. Sân là tội lớn, nhưng ly sân là mau chóng. Si là tội lớn, và ly si là chậm chạp]

Tóm tắt Kinh Du Sĩ Ngoại Đạo (kinh Tăng Chi) 
  • Tham là tội nhỏ, nhưng ly tham là chậm chạp. 
  • Sân là tội lớn, nhưng ly sân là mau chóng. 
  • Si là tội lớn, và ly si là chậm chạp
*******
  • Do nhân gì, do duyên gì Tham chưa sanh được sanh khởi, và tham sanh rồi đưa đến tăng trưởng, quảng đại? --- Tịnh tướngkhông như lý tác ý 
  • Do nhân gì, do duyên gì Sân chưa sanh được sanh khởi, và tham sanh rồi đưa đến tăng trưởng, quảng đại? ---Chướng ngại tướng và không như lý tác ý
  • Do nhân gì, do duyên gì Si chưa sanh được sanh khởi, và tham sanh rồi đưa đến tăng trưởng, quảng đại? ---Không như lý tác ý.
*******
  • Do nhân gì, do duyên gì Tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận? ---Tướng bất tịnh và Như lý tác ý 
  • Do nhân gì, do duyên gì Sân chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận? ---Từ tâm giải thoát và Như lý tác ý 
  • Do nhân gì, do duyên gì Si chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận? ---Như lý tác ý
--------------------------------------------------------------

(3. 2. 2. 8) Du-sĩ Ngoại Ðạo: Aññatitthiyasuttaṃ (1462) - KTC


1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du-sĩ ngoại đạo hỏi như sau: "Có ba pháp này, này các Hiền-giả. Thế nào là ba? Tham, sân, si. Những pháp này, này các Hiền-giả, là ba pháp. Trong ba pháp này, này các Hiền-giả, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là khác biệt?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các ông trả lời như thế nào với các du-sĩ ngoại đạo ấy?
- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết ý nghĩa lời nói này cho chúng con. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói!
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. - Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
2. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, nếu các du-sĩ ngoại đạo hỏi như sau: "Có ba pháp này, này các Hiền-giả. Thế nào là ba? Tham, sân, si. Những pháp này, này các Hiền-giả, là ba pháp. Trong ba pháp này, này các Hiền-giả, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là khác biệt?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các thầy cần phải trả lời cho các du-sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Tham, thưa các Hiền-giả, là tội nhỏ, nhưng ly tham là chậm chạp. Sân là tội lớn, nhưng ly sân là mau chóng. Si là tội lớn, và ly si là chậm chạp".
3. Do nhân gì, này chư Hiền, do duyên gì tham chưa sanh được sanh khởi, và tham sanh rồi đưa đến tăng trưởng, quảng đại?"
Cần phải trả lời là "Tịnh tướng". "Với ai không như lý tác ý tịnh tướng, thời tham chưa sanh được sanh khởi, và tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền-giả, đây là duyên, tham chưa sanh được sanh khởi, và tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại".
4. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì sân chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại?"
Cần phải trả lời là "Chướng ngại tướng". "Với ai không như lý tác ý chướng ngại tướng, thời sân chưa sanh được sanh khởi, sân sanh rồi được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền-giả, đây là duyên, khiến sân chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại".
5. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng, quảng đại?"
Cần phải trả lời là "Không như lý tác ý". "Với ai không như lý tác ý, thời si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền-giả, đây là duyên, khiến si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại".
6. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận?"
Cần phải trả lời là "Tướng bất tịnh". "Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền-giả, đây là duyên khiến tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận".
7. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận?"
Cần phải trả lời là "Từ tâm giải thoát". "Với ai như lý tác ý từ tâm giải thoát, thời sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền-giả, đây là duyên khiến sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận".
8. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì si chưa sanh không sanh khởi, hay si đã sanh được đoạn tận?"
Cần phải trả lời là "Như lý tác ý". "Với ai như lý tác ý, thời si chưa sanh không sanh khởi, và si đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền-giả, đây là duyên khiến si chưa sanh không sanh khởi, hay si đã sanh được đoạn tận".


No comments:

Post a Comment