Có năm cấu uế này đối với vàng, cũng vậy, có năm cấu uế này của tâm
(5 triền cái)
(46. 4. 3) Cấu Uế: Upakkilesasuttaṃ (579) - KTƯ
1. Nhân duyên ở Sāvatthī.
2. - Này các Tỷ-kheo có năm cấu uế này đối với vàng. Do những cấu uế ấy,
vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm (kammaniyaṃ), không có chói sáng, dễ bị bể vụn (pabhaṅgu), và không chân chánh chịu
sử dụng.
3. Sắt (ayo), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị
uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể
vụn, và không chân chánh chịu sử dụng.
4. Ðồng (lohaṃ), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng
bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị
bể vụn, và không chân chánh chịu sử dụng.
5. Thiếc (tipu), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng
bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị
bể vụn, và không chân chánh chịu sử dụng.
6. Chì (sīsaṃ), này các Tỷ-kheo,
là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không
có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, và không chân chánh chịu sử dụng.
7. Bạc (sajjhu), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng
bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị
bể vụn, và không chân chánh chịu sử dụng.
8. Chính cấu uế của vàng, này các Tỷ-kheo, do những cấu uế ấy, vàng bị uế
nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn,
và không chân chánh chịu sử dụng.
9. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm cấu uế này của tâm, chính những cấu
uế ấy khiến tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có
chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu
hoặc. Thế nào là năm?
10. Dục tham
(kāmacchanda), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của tâm. Do cấu uế ấy, tâm bị
uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể
vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.
11. Sân, này các Tỷ-kheo, là cấu uế
của tâm. Do cấu uế ấy, tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm,
không có chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt
các lậu hoặc.
12. Hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo,
là cấu uế của tâm. Do cấu uế ấy, tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có
kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để
đoạn diệt các lậu hoặc.
13. Trạo hối, này các Tỷ-kheo, là cấu
uế của tâm. Do cấu uế ấy, tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham
nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn
diệt các lậu hoặc.
14. Nghi, này các Tỷ-kheo, là cấu uế
của tâm. Do cấu uế ấy, tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm,
không có chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt
các lậu hoặc.
15. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm cấu uế của tâm. Chính do những
cấu uế ấy, tâm không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ
bị bể vụn, và không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.
No comments:
Post a Comment