Note: Xác định mình thuộc Đạo Hành nào để chọn pháp tu đối trị thích hợp
- Ngài Mục Kiền Liên: đạo hành khổ, thắng trí nhanh.
- Ngài Xá Lợi Phất: đạo hành lạc, thắng trí nhanh
XVII. Phẩm Ðạo Hành: Paṭipadāvagga (Kinh Tăng Chi Bộ - tập 2)
- Ngài Mục Kiền Liên: đạo hành khổ, thắng trí nhanh.
- Ngài Xá Lợi Phất: đạo hành lạc, thắng trí nhanh
XVII. Phẩm Ðạo Hành: Paṭipadāvagga (Kinh Tăng Chi Bộ - tập 2)
(4. 4. 2. 1) Tóm Tắt: Saṃkhittasuttaṃ (161)
1. - Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
- Ðạo hành khổ, thắng trí chậm;
- đạo hành khổ, thắng trí nhanh;
- đạo hành lạc, thắng trí chậm;
- đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
2. Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.
(4. 4. 2. 2) Với Chi Tiết: Vitthārasuttaṃ (162)
1. - Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
- Ðạo hành khổ, thắng trí chậm;
- đạo hành khổ, thắng trí nhanh;
- đạo hành lạc, thắng trí chậm;
- đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
2. Này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí chậm?
Ở đây, có người
- bản tánh tham dục rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh;
- bản tánh sân rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do sân hận sanh;
- bản tánh si rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do si sanh.
Với người ấy, năm
căn này hiện ra rất mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ
căn. Do năm căn này mềm yếu, người ấy đạt được Vô gián định một cách chậm chạp
để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí
chậm.
3. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí nhanh?
Ở đây, có người
- bản tánh tham dục rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh;
- bản tánh sân rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do sân hận sanh;
- bản tánh si rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do si sanh.
Với người ấy, năm căn này
hiện ra hết sức dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Do năm căn này hết sức dồi dào, người ấy đạt được Vô gián định một cách mau
chóng để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng
trí nhanh.
4. Này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí chậm?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, có hạng người
- bản tánh tham dục không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh;
- bản tánh sân không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do sân sanh;
- bản tánh si không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do si sanh.
Với người ấy, năm căn này hiện ra rất mềm
yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này mềm
yếu, người ấy đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn tận các lậu
hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí chậm.
5. Này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí nhanh?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, có hạng người
- bản tánh tham dục không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh;
- bản tánh sân không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do sân sanh;
- bản tánh si không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do si sanh.
Với người ấy, năm căn này hiện ra rất dồi
dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này dồi
dào, người ấy đạt được Vô gián định một cách nhanh chóng để đoạn tận các lậu
hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
6. Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.
(4. 4. 2. 3) Bất Tịnh: Asubhasuttaṃ (163)
1. - Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
- Ðạo hành khổ, thắng trí chậm;
- đạo hành khổ, thắng trí nhanh;
- đạo hành lạc, thắng trí chậm;
- đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
2. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí chậm?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống
- quán bất tịnh trên thân,
- với tưởng nhàm chán đối với các món ăn,
- với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới,
- quán vô thường đối với tất cả hành,
- với tưởng chết,
- khéo an trú nội tâm.
Vị ấy sống y cứ trên năm hữu
học lực, tức là tín lực, tàm lực, quý lực, tấn lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn
này hiện ra rất mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất mềm yếu, đạt được Vô gián định một cách chậm
chạp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng
trí chậm.
3. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí nhanh?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống
- quán bất tịnh trên thân,
- với tưởng nhàm chán đối với các món ăn,
- với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới,
- quán vô thường đối với tất cả hành,
- với tưởng chết,
- khéo an trú nội tâm.
Vị ấy sống y cứ trên năm hữu
học lực, tức là tín lực, tàm lực, quý lực, tấn lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn
này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ
căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất dồi dào, chứng được Vô gián định một
cách nhanh chóng để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành
khổ, thắng trí nhanh.
4. Này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí chậm?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất,
một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và
tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh,
không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác,
thân cảm lạc thọ, được các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an
trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng
đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Vị ấy
sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tàm lực, quý lực, tấn lực, tuệ
lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn,
niệm căn, định căn, tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất mềm yếu, đạt
được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí chậm.
5. Này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí nhanh?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất,
một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và
tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh,
không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác,
thân cảm lạc thọ, được các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an
trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng
đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Vị ấy
sống y cứ trên năm hữu học lực này, tức là tín lực, tàm lực, quý lực, tấn lực,
tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn, tấn căn,
niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn hiện khởi rất dồi dào này, vị ấy chứng
được Vô gián định một cách nhanh chóng để đoạn tận các lậu hoặc. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
6. Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.
(4. 4. 2. 4) Kham Nhẫn (1): Paṭhamakhamasuttaṃ (164)
1. - Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
- Ðạo hành không kham nhẫn,
- đạo hành kham nhẫn,
- đạo hành nhiếp phục,
- đạo hành an tịnh.
2. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành không kham nhẫn?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, có hạng người chửi mắng lại kẻ đã chửi mắng, sân hận lại với kẻ đã sân
hận, gây lộn lại với kẻ đã gây lộn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành không
kham nhẫn.
3. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành kham nhẫn?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, có hạng người không nhiếc mắng lại kẻ đã nhiếc mắng, không sân hận lại
kẻ đã sân hận, không gây lộn lại với kẻ đã gây lộn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là
đạo hành kham nhẫn.
4. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành nhiếp phục?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ
tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì với nhãn căn này không được chế ngự, khiến
cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ
trì nhãn căn, sống với sự chế ngự nhãn căn. Khi tai nghe tiếng...; khi mũi ngửi
hương...; khi lưỡi nếm vị...; khi thân cảm xúc...; khi ý biết pháp, không nắm
giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì ý căn này
không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy
chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, sống với sự chế ngự ý căn. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành nhiếp phục.
5. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào gọi là đạo hành an tịnh?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho
an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu; không có chấp nhận sân tầm khởi
lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu;
không có chấp nhận hại tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm
dứt, khiến đi đến không sanh hữu; không có chấp nhận các pháp ác bất thiện tầm
khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh
hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành an tịnh.
6. Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.
(4. 4. 2. 5) Kham Nhẫn (2): Dutiyakhamasuttaṃ (165)
1. - Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
- Ðạo hành không kham nhẫn,
- đạo hành kham nhẫn,
- đạo hành nhiếp phục,
- đạo hành an tịnh.
2. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành không kham nhẫn?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, có hạng người không kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của
ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; không kham nhẫn những hình
thức chửi, mắng, phỉ báng, không thể chịu đựng được cảm thọ về thân khởi lên,
khổ đau, nhói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không khả hỷ, không khả ý, chết điếng
người. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành không kham nhẫn.
3. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành kham nhẫn?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, có hạng người kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi,
muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; kham nhẫn những hình thức chửi,
mắng, phỉ báng, chịu đựng các cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, mãnh
liệt, kịch liệt, không khả hỷ, không khả ý, chết điếng người. Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là đạo hành kham nhẫn.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành nhiếp phục?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ
tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì với nhãn căn này không được chế ngự, khiến
cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ
trì nhãn căn, sống với sự chế ngự nhãn căn. Khi tai nghe tiếng...; khi mũi ngửi
hương...; khi lưỡi nếm vị...; khi thân cảm xúc...; khi ý biết pháp, không nắm
giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì ý căn này
không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy
chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, sống với sự chế ngự ý căn. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành nhiếp phục.
5. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành an tịnh?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho
an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu; không có chấp nhận sân tầm khởi
lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu;
không có chấp nhận hại tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm
dứt, khiến đi đến không sanh hữu; không có chấp nhận các pháp ác bất thiện tầm
khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh
hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành an tịnh.
6. Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.
(4. 4. 2. 6) Với Các Chi Tiết (hay Cả Hai Phương Diện): Ubhayasuttaṃ (166)
1. - Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
- Ðạo hành khổ, thắng trí chậm;
- đạo hành khổ, thắng trí nhanh;
- đạo hành lạc, thắng trí chậm;
- đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
2. Ở đây, này
các Tỷ-kheo, đạo hành này khổ, thắng trí chậm. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này về
cả hai phương diện gọi là hạ liệt. Vì đạo hành này là khổ, do duyên này, đạo
hành được gọi là hạ liệt. Vì đạo hành này thắng trí chậm, do duyên này, đạo
hành được gọi là hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này về cả hai phương diện
gọi là hạ liệt.
3. Ở đây, này
các Tỷ-kheo, đạo hành này là khổ, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, đạo hành
này do đau khổ nên gọi là hạ liệt.
4. Ở đây, này
các Tỷ-kheo, đạo hành này là lạc, thắng trí chậm. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này
do chậm nên gọi là hạ liệt.
5. Tại đây, này
các Tỷ-kheo, đạo hành này lạc, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này
cả hai phương diện, được gọi là thù thắng. Ðạo hành này lạc, do duyên này, đạo
hành được gọi là thù thắng. Ðạo hành này nhanh chóng, do duyên này, đạo hành
được gọi là thù thắng. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này cả hai phương diện, được
gọi là thù thắng.
6. Này các
Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.
(4. 4. 2. 7) Sāriputta Và Moggallāna: Moggallānapaṭipadāsuttaṃ (167)
1. Rồi Tôn-giả
Sāriputta đi đến Tôn-giả Moggallāna, sau khi đến, nói lên với Tôn-giả
Moggallāna những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi
thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
2. Ngồi xuống
một bên, Tôn-giả Sāriputta nói với Tôn-giả Moggallāna:
- Này Hiền-giả
Moggallāna, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
Ðạo hành khổ,
thắng trí chậm; đạo hành khổ, thắng trí nhanh; đạo hành lạc, thắng trí chậm;
đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
Này Hiền-giả,
có bốn đạo hành này.
3. Trong bốn
đạo hành này, này Hiền-giả, đạo hành nào, do đi đến đạo hành này, tâm của
Hiền-giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?
- Này Hiền-giả
Sāriputta, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
Ðạo hành khổ,
thắng trí chậm; đạo hành khổ, thắng trí nhanh; đạo hành lạc, thắng trí chậm;
đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
Này Hiền-giả,
có bốn đạo hành này. Trong bốn đạo hành này, này Hiền-giả, đạo hành này khổ,
thắng trí nhanh. Do đi đến đạo hành này, tâm của tôi được giải thoát khỏi các
lậu hoặc, không có chấp thủ.
(4. 4. 2. 8) Moggallāna và Sāriputta: Sāriputtapaṭipadāsuttaṃ (168)
1. Tôn-giả
Moggallāna đi đến Tôn-giả Sāriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn-giả Sāriputta
những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân
hữu, liền ngồi xuống một bên.
2. Ngồi xuống
một bên, Tôn-giả Moggallāna nói với Tôn-giả Sāriputta:
- Này Hiền-giả
Sāriputta, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
Ðạo hành khổ,
thắng trí chậm; đạo hành khổ, thắng trí nhanh; đạo hành lạc, thắng trí chậm;
đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
Này Hiền-giả,
có bốn đạo hành này.
3. Trong bốn
đạo hành này, này Hiền-giả, đạo hành nào, do đi đến đạo hành này, tâm của
Hiền-giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?
- Này Hiền-giả
Moggallāna, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn?
Ðạo hành khổ,
thắng trí chậm; đạo hành khổ, thắng trí nhanh; đạo hành lạc, thắng trí chậm;
đạo hành lạc, thắng trí nhanh.
Này Hiền-giả,
trong bốn đạo hành này, đạo hành này lạc, thắng trí nhanh. Do đi đến đạo hành
này, tâm của tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
No comments:
Post a Comment