6. Khả
năng tu tập Bốn Niệm Xứ
(47. 3. 6) Kinh Một Phần: Padesasuttaṃ (1204 - Kinh
Tương Ưng)
1. Một thời Tôn-giả Sāriputta, Tôn-giả Mahāmoggallāna và Tôn-giả
Anuruddha trú ở Sāketa, tại rừng Kaṇṭakī.
2. Rồi Tôn-giả Sāriputta và Tôn-giả Mahāmoggallāna, vào buổi chiều, từ
chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn-giả Anuruddha; sau khi đến, nói lên với
Tôn-giả Anuruddha những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào
đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
3. Ngồi một bên, Tôn-giả Sāriputta thưa với Tôn-giả Anuruddha:
- "Hữu học, hữu học", thưa Hiền-giả
Anuruddha, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền-giả Anuruddha,
là hữu học?
- Do tu tập
một phần Bốn niệm xứ, thưa Hiền-giả, là bậc hữu học. Thế nào là bốn?
4. Ở đây, thưa Hiền-giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để
chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm
để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
5. Do tu tập một phần Bốn niệm xứ này, thưa Hiền-giả, là bậc hữu học.
---------------------------------------------------------------------------------
(47. 3. 7) Kinh Hoàn Toàn: Samattasuttaṃ (1205 -
Kinh Tương Ưng)
1. Một thời Tôn-giả Sāriputta, Tôn-giả Mahāmoggallāna và Tôn-giả
Anuruddha trú ở Sāketa, tại rừng Kaṇṭakī.
2. Rồi Tôn-giả Sāriputta và Tôn-giả Mahāmoggallāna, vào buổi chiều, từ
chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn-giả Anuruddha; sau khi đến, nói lên với
Tôn-giả Anuruddha những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào
đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
3. Ngồi một bên, Tôn-giả Sāriputta thưa với Tôn-giả Anuruddha:
- "Vô học, vô học", thưa Hiền-giả Anuruddha,
được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền-giả Anuruddha, là bậc vô học?
- Do tu tập hoàn toàn Bốn niệm xứ, thưa Hiền-giả,
là bậc vô học. Thế nào là bốn?
4. Ở đây, thưa Hiền-giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để
chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm
để chế ngự tham ưu ở đời; trú, sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
5. Do tu tập hoàn toàn Bốn niệm xứ này, thưa Hiền-giả, là bậc vô học.
No comments:
Post a Comment