Kinh Bảy Xứ: Sattaṭṭhānasuttaṃ - trích Kinh Tương Ưng Bộ - tập
3
1.
Nhân duyên ở Sāvatthī.
2. - Vị
Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ, này các Tỷ-kheo, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật
này, đã thành tựu viên mãn, một bậc tối thượng nhân.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị
Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ?
4. Ở
đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo biết rõ (pajānāti) sắc,
biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của sắc, biết rõ sự nguy hiểm của
sắc, biết rõ sự xuất ly của sắc.
5. Vị Tỷ-kheo
biết rõ
thọ, biết rõ thọ tập khởi, biết rõ thọ đoạn
diệt, biết rõ con đường đưa đến thọ đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của
thọ,
biết rõ sự nguy hiểm của thọ, biết rõ sự xuất ly của thọ
6. Vị
Tỷ-kheo biết
rõ tưởng,
biết rõ tưởng
tập khởi, biết rõ tưởng đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến tưởng
đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của tưởng, biết rõ sự nguy hiểm của tưởng,
biết rõ sự xuất ly của tưởng.
7. Vị
Tỷ-kheo biết
rõ các hành, biết rõ các hành
tập khởi, biết rõ các hành đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến các hành
đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của các hành, biết rõ sự nguy hiểm của các hành,
biết rõ sự xuất ly của các hành.
8. Vị
Tỷ-kheo biết
rõ thức, biết
rõ thức
tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn
diệt, biết rõ vị ngọt của thức, biết rõ sự nguy hiểm của thức, biết
rõ sự xuất ly của thức.
9. Này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc?
Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sắc.
Do các món ăn tập khởi nên sắc tập khởi.
Do các món ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt.
Ðây là con đường Thánh Đạo Tám Ngành đưa đến sắc đoạn diệt, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sắc.
Do các món ăn tập khởi nên sắc tập khởi.
Do các món ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt.
Ðây là con đường Thánh Đạo Tám Ngành đưa đến sắc đoạn diệt, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
10. Do
duyên sắc khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của
sắc.
Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đây là sự nguy hiểm của sắc.
Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn tận dục tham đối với sắc, đây là sự xuất ly của sắc.
Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đây là sự nguy hiểm của sắc.
Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn tận dục tham đối với sắc, đây là sự xuất ly của sắc.
11.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri
sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậy,
thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy,
thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn
diệt đối với
sắc. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy
có chân đứng trong Pháp và Luật này.
12.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri
sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự
nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được
khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự
luân chuyển của họ.
13. Và này các Tỷ-kheo, thế
nào là thọ?
Này
các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: Thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc
sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.
Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi.
Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt.
Ðây là
con đường Thánh Đạo Tám Ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
14. Do
duyên thọ khởi
lên lạc hỷ gì, đây
là vị ngọt của
thọ.
Sự vô thường, khổ,
chịu sự biến hoại của thọ, đây là sự
nguy hiểm của thọ.
Sự nhiếp phục dục
tham đối với thọ, sự đoạn tận dục tham đối với thọ, đây là sự xuất ly của
thọ.
15.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri
thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy,
thắng tri vị ngọt của thọ là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thọ là như vậy,
thắng tri sự xuất ly của thọ là như vậy; họ hướng về
thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thọ. Những thực hiện ấy, họ khéo
thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật
này.
16.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri
thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thọ là như vậy, thắng tri sự
nguy hiểm của thọ là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thọ là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ, họ được giải thoát, không
có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn
toàn. Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.
17. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng?
Này
các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng,
xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng.
Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi.
Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt.
Ðây là
con đường Thánh Đạo Tám Ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là Chánh tri kiến, Chánh
tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh
định.
18. Do
duyên tưởng khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của
tưởng.
Sự vô thường, khổ,
chịu sự biến hoại của tưởng, đây là sự
nguy hiểm của tưởng.
Sự nhiếp phục dục
tham đối với tưởng, sự đoạn tận dục tham đối với tưởng, đây
là sự xuất ly của
tưởng.
19.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri tưởng là như vậy, thắng tri tưởng tập khởi là như vậy, thắng
tri tưởng đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến tưởng đoạn diệt là
như vậy, thắng tri vị ngọt của tưởng là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của tưởng
là như vậy, thắng tri sự xuất ly của tưởng là như vậy; họ
hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với tưởng. Những thực hiện ấy,
họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp
và Luật này.
20.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri tưởng là như vậy, thắng tri tưởng tập khởi là như vậy, thắng
tri tưởng đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của tưởng là như vậy, thắng
tri sự nguy hiểm của tưởng là như vậy, thắng tri sự xuất ly của tưởng là như vậy;
do yếm ly, ly tham, đoạn diệt tưởng, họ được giải
thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải
thoát, họ được vẹn toàn. Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển
của họ.
21. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các hành?
Này
các Tỷ-kheo, có sáu tư thân này: Sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này
các Tỷ-kheo, đây được
gọi là các hành.
Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi.
Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt.
Ðây là
con đường Thánh Đạo Tám Ngành đưa đến các hành đoạn diệt, tức là Chánh tri kiến,
Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm,
Chánh định.
22. Do
duyên các hành
khởi lên lạc
hỷ gì, đây là vị ngọt của các hành.
Sự vô thường, khổ,
chịu sự biến hoại của các hành,
đây là sự nguy hiểm của các hành.
Sự nhiếp phục dục
tham đối với các hành, sự đoạn tận dục
tham đối với các hành, đây là sự xuất
ly của các hành.
23.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy,
thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành
đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của các hành là như vậy, thắng tri sự
nguy hiểm của các hành là như vậy, thắng tri sự xuất ly của các hành là như vậy;
họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với
các hành. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những
vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.
24.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy,
thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của các hành là như
vậy, thắng tri sự nguy hiểm của các hành là như vậy, thắng tri sự xuất ly của
các hành là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt các
hành, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai
được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu
rõ sự luân chuyển của họ.
25. Và này các Tỷ-kheo, thế
nào là thức?
Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.
Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi.
Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt.
Ðây là
con đường Thánh Đạo Tám Ngành đưa đến thức đoạn diệt, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
26. Do
duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của
thức.
Sự vô thường, khổ,
chịu sự biến hoại của thức, đây
là sự nguy hiểm của
thức.
Sự nhiếp phục dục tham đối với
thức, sự đoạn tận dục tham đối với thức, đây
là sự xuất ly của
thức.
27.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng
tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là
như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức
là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; họ
hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức. Những thực hiện ấy,
họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp
và Luật này.
28.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng
tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri
sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ được giải thoát,
không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ
được vẹn toàn. Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.
29. Này các Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ.
30. Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách?
Ở đây,
này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo giới,
quán
sát theo xứ, quán sát theo duyên khởi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát
theo ba cách.
31.
Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy
xứ, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật
này, đã thành tựu viên mãn, một vị tối thượng nhân.
No comments:
Post a Comment